Nội dung bài viết
Với giải Khám phá trang 21 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng
Trình bày kĩ thuật giâm cành cây bưởi Diễn phổ biến ở địa phương em.
- Chọn cây bưởi Diễn đầu dòng khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm để nhân giống: khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm.
- Chuẩn bị cành giâm: Cành bưởi được sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang (mang trái) và cành đứng (cành vượt). Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20 - 25 cm ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành vượt có thể lấy từ ngọn vào trong 40 - 50 cm, cây con từ cành này có sức sống mạnh. Chiều dài cành giâm khoảng 15 - 20 cm. Tỉa bớt lá dưới đáy cành, giữ lại 5 - 7 lá. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để giảm thoát hơi nước. Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đường ở đáy cành để tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.
- Chuẩn bị hóa chất:Hóa chất được sử dụng để giâm cành bưởi là các auxin tổng hợp, bao gồm NAA và 2,4-D. Nồng độ sử dụng: 4.000 ppm NAA + 500 ppm 2,4-D để kích thích ra rễ cành giâm bưởi Diễn.
- Giâm cành:Lấy các cành giâm đã được chuẩn bị sẵn, nhúng đáy cành giâm vào hóa chất trong thời gian 3 - 4 giây. Cành sau khi xử lý xong để cho hóa chất thấm vào đáy cành. Khi chất thấm khô, cắm cành giâm vào giá thể giâm.
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng