Giải SGK Công nghệ 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vô tính cây trồng

10.4 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 5 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Video giải Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Kết nối tri thức

Hoạt động mở đầu trang 21 Công nghệ lớp 7: Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho đối tượng cây trồng nào? Có những phương pháp cụ thể nào và quy trình thực hiện ra sao?

Phương pháp giải:

Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính là hình thức tạo ra cây trồng trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (lá, thân, rễ) của cây mẹ. 

Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính có những phương pháp sau: giâm cành, ghép, chiết cành.

Trả lời:

- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh,… 

- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính có những phương pháp sau:

   + Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào phần dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.

   + Ghép: Dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây (mắt ghép, gốc ghép, chồi ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại.

   + Chiết cành: Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài rồi dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.

I. Khái niệm

II. Các phương pháp nhân giống vô tính

Phương pháp giải:
Học sinh lựa chọn một loại cây trồng phổ biến ở địa phương và tìm hiểu về kĩ thuật giâm cành loại cây đó.
Trả lời:

Trình bày kĩ thuật giâm cành cây bưởi Diễn phổ biến ở địa phương em.

- Chọn cây bưởi Diễn đầu dòng khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm để nhân giống: khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm.

- Chuẩn bị cành giâm: Cành bưởi được sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang (mang trái) và cành đứng (cành vượt). Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20 - 25 cm ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành vượt có thể lấy từ ngọn vào trong 40 - 50 cm, cây con từ cành này có sức sống mạnh. Chiều dài cành giâm khoảng 15 - 20 cm. Tỉa bớt lá dưới đáy cành, giữ lại 5 - 7 lá. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để giảm thoát hơi nước. Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đường ở đáy cành để tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.

- Chuẩn bị hóa chất:Hóa chất được sử dụng để giâm cành bưởi là các auxin tổng hợp, bao gồm NAA và 2,4-D. Nồng độ sử dụng: 4.000 ppm NAA + 500 ppm 2,4-D để kích thích ra rễ cành giâm bưởi Diễn.

- Giâm cành:Lấy các cành giâm đã được chuẩn bị sẵn, nhúng đáy cành giâm vào hóa chất trong thời gian 3 - 4 giây. Cành sau khi xử lý xong để cho hóa chất thấm vào đáy cành. Khi chất thấm khô, cắm cành giâm vào giá thể giâm.

III. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Luyện tập và vận dụng

Vận dụng trang 23 Công nghệ lớp 7: Thực hiện giâm cành cho một đối tượng cây trồng phù hợp ở gia đình hoặc địa phương em.

Phương pháp giải:

Học sinh thực hiện giâm cành một loại cây trồng phổ biến ở địa phương.

- Lựa chọn vật liệu và dụng cụ.

- Tiến hành giâm cành theo 5 bước: chọn cành giâm, cắt cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.

Trả lời:

Thực hiện giâm cành hoa hồng bằng khoai tây.

- Lựa chọn vật liệu và dụng cụ:

+ Mẫu thực vật: cành bánh tẻ của cây hoa hồng, củ khoai tây.

+ Dụng cụ:

- Tiến hành giâm cành theo 5 bước:

+ Chọn cành giâm: chọn cành cánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh.

+ Cắt cành giâm: khoảng 20 cm và cắt chéo góc 45 độ. Sau đó cắt hết phần lá và gai ở thân dưới và giữ lại lá ở trên.

+ Xử lí cành giâm: nhúng cành sau khi cắt vào các sản phẩm kích rễ trước khi giâm cành vào khoai tây.

+ Cắm cành giâm: Dùng que cứng đục một lỗ trên củ khoai tây bằng với đường kính của cành hồng. Tiến hành cắm cành hoa hồng vào lỗ đã đục trên khoai tây. Sau đó, đem trồng khoai vào hố đã đào sẵn và vun đất lại sao cho củ khoai bị vùi toàn bộ. 

+ Chăm sóc cành giâm: Mỗi ngày tiến hành tưới nước sao cho cây luôn đủ độ ẩm cần thiết. Trong quá trình chăm sóc hạn chế đụng vào cành để rễ cây phát triển ổn định.

Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng | Kết nối tri thức (ảnh 1) 

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Bài 6: Dự án trồng rau án toàn

Ôn tập chương 1

Bài 7: Giới thiệu về rừng

Đánh giá

0

0 đánh giá