25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (Kết nối tri thức) có đáp án: Dân tộc và dân số

724

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 1: Dân tộc và dân số sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Dân tộc và dân số. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Dân tộc và dân số

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Dân tộc và dân số

Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

A. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có xu hướng giảm.

B. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có hu hướng tăng.

C. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng giảm.

D. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng tăng.

Chọn A

Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta hiện nay có tỉ lệ nữ cao hơn nam và có xu hướng giảm.

Câu 2. Xu hướng già hóa dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm.

B. Tỉ lệ nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng.

C. Tỉ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm.

D. Tuổi thọ trung bình dần tăng lên.

Chọn A

Số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dần tỉ trọng, tỉ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm, tuổi thọ trung bình dần tăng lên là dấu hiệu dân số nước ta có xu hướng già hóa. Điều này sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội (thị trường lao động, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,...).

Câu 3. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc nên có

A. nền văn hóa đa dạng.

B. nền văn minh lúa nước.

C. nhiều người xuất cư.

D. tỉ lệ dân thành thị cao.

Chọn A

Nước ta có nhiều thành phần dân tộc nên có nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc.

Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?

A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.

B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

C. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.

D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.

Chọn D

Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…

Câu 5. Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào dưới đây?

A. Mông.

B. Thái.

C. Mường.

D. Dao.

Chọn A

Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người dân tộc Mông. Người dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu người.

Câu 6. Tính đến năm 2021, quy mô dân số nước ta đứng thứ mấy trong Đông Nam Á?

A. 3.

B. 15.

C. 5.

D. 13.

Chọn A

Việt Nam là một nước đông dân, với quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin) và thứ 15 thế giới (năm 2021).

Câu 7. Tính đến năm 2021, quy mô dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 15.

B. 12.

C. 13.

D. 16.

Chọn A

Việt Nam là một nước đông dân, với quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin) và thứ 15 thế giới (năm 2021).

Câu 8. Mỗi năm, nước ta tăng lên khoảng bao nhiều người?

A. 1 triệu người.

B. 2 triệu người.

C. 3 triệu người.

D. 4 triệu người.

Chọn A

Trong vài thập kỉ gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần; tuy nhiên, số dân vẫn có sự gia tăng về quy mô và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.

Câu 9. Thu nhập bình quân theo đầu người cao ở khu vực

A. thành thị.

B. nông thôn.

C. miền núi.

D. trung du.

Chọn A

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; trong đó, khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng.

Câu 10. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. trình độ chuyên môn còn hạn chế.

B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

D. số lượng quá đông và tăng nhanh.

Chọn A

Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa cao, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn.

Câu 11. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Mông, Hoa.

B. Tày, Thái, Nùng.

C. Mường, Dao, Khơme

D. Ê đê, Giarai, Bana.

Chọn D

Các cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Ê đê, Giarai, Bana.

Câu 12. Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Khơ-me.

B. Ba-na, Cơ-ho.

C. Vân Kiều, Thái.

D. Ê-đê, mường.

Chọn A

Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

Câu 13. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do

A. Nguồn gốc phát sinh.

B. Chính sách của nhà nước.

C. Điều kiện tự nhiên.

D. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.

Chọn D

Sự phân bố dân tộc dựa trên nhiều nhân tố tập quán sinh hoạt và sản xuất. Do mỗi dân tộc từ xưa đã có tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau. Ví dụ. người Mông sống trên núi cao chủ yếu canh tác ruộng bậc thang; người Kinh ở đồng bằng làm trồng lúa nước,...

Câu 14. Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày, Nùng.

B. Dân tộc Thái, Mường.

C. Dân tộc Mông, Dao.

D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.

Chọn B

Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Thái, Mường.

Câu 15. Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt nào dưới đây?

A. Trang phục, ngôn ngữ, quần cư, phong tục tập quán.

B. Trình độ học vấn, trang phục, địa bàn cư trú.

C. Ngoại hình, trang phục, cách cư xử với người lạ.

D. Màu da, ngôn ngữ, màu tóc, quần cư.

Chọn A

Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở Trang phục, ngôn ngữ, quần cư và các phong tục tập quán.

Câu 16. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. Dưới 10 dân tộc.

B. Từ 10 – 15 dân tộc.

C. Từ 15 – 20 dân tộc.

D. Trên 20 dân tộc.

Chọn D

Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người sinh sống. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt.

Câu 17. Dân tộc nào dưới đây không cư trú ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Mnông.

D. Dao.

Chọn C

Trung du và miền núi phía Bắc là đại bàn cư trú các dân tộc. Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường,… Dân tộc Mnông phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Câu 18. Dân số Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông dân, tăng nhanh.

B. Ít thành phần dân tộc.

C. Cơ cấu dân số già.

D. Chủ yếu dân thành thị.

Chọn A

Dân số Việt Nam đông với số dân hơn 98,5 triệu người (năm 2021) và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm 1 triệu người.

Câu 19. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta có xu hướng

A. giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên.

B. giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi.

C. tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi, giảm nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên.

D. tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 15 - 64 tuổi, giảm nhóm từ 65 tuổi trở lên.

Chọn A

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta có xu hướng giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên.

Câu 20. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam không có

A. Dân tộc Kinh.

B. Việt Kiều.

C. Người Anh-điêng.

D. Dân tộc ít người.

Chọn C

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm có người kinh và các dân tộc ít người (Mông, Dao, Thái, Ê-đê, Vân Kiều, người Việt Kiều,…). Người Anh-điêng là người bản địa chỉ sống ở khu vực châu Mỹ.

Câu 21. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có những dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Hrê.

C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Chọn A

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có dân tộc Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

Câu 22. Ở các sườn núi 700 đến 1000m là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc nào?

A. Mường.

B. Dao.

C. Thái.

D. Hoa.

Chọn B

Ở các sườn núi 700 đến 1000m là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Dao.

Câu 23. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Trung du, đồng bằng.

B. Trung du, miền núi.

C. Gần cửa sông.

D. Duyên hải, đồng bằng.

Chọn B

Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực Trung du, miền núi. Điển hình như vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, phía tây Bắc Trung Bộ,…

Câu 24. Ở Tây Nguyên người Gia-rai tập trung ở đâu?

A. Gia Lai và Đắk lắk.

B. Đăk lăk và Lâm Đồng.

C. Lâm Đồng và Gia Lai.

D. Kon Tum và Gia Lai.

Chọn B

Ở Tây Nguyên người Gia-rai tập trung chủ yếu ở tỉnh Đăk lăk và Lâm Đồng.

Câu 25. Vùng nào ở nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số lớn nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn C

Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số lớn nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,…

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 1: Dân tộc và dân số

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá