25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4 (Kết nối tri thức) có đáp án: Nông nghiệp

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 4: Nông nghiệp sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Nông nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp

Câu 1. Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Sông ngòi.

D. Sinh vật.

Chọn A

Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Ở các khu vực đồi núi đất chủ yếu là feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với năng suất cao?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Sông ngòi.

D. Sinh vật.

Chọn A

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị.

Câu 3. Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp?

A. Nguồn nước.

B. Sinh vật.

C. Khí hậu.

D. Đất đai.

Chọn A

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long,... cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn?

A. Nhiều đồng cỏ.

B. Đất màu mỡ.

C. Nguồn vốn lớn.

D. Số dân đông.

Chọn A

Nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 5. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?

A. Có sự phân bố khá đồng đều trên khắp cả nước.

B. Chủ yếu là nước trên mặt, không có nước ngầm.

C. Phân bố không đều theo thời gian trong một năm.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt.

Chọn C

Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có nhiều giá trị tuy nhiên phân bố không đều trong năm và thường gây lũ lụt, hạn hán gây ra thiệt hại rất lớn về người và của.

Câu 6. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa.

B. Mùn núi cao.

C. Feralit.

D. Đất cát biển.

Chọn C

Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là đất feralit chiếm khoảng 65%.

Câu 7. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.

Chọn A

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất ở nước ta hiện nay với khoảng 1,2 triệu ha.

Câu 8. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?

A. Hợp tác xã nông - lâm.

B. Kinh tế hộ gia đình.

C. Nông trường quốc doanh.

D. Trang trại, đồn điền.

Chọn B

Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đang được khuyến khích phát triển là kinh tế hộ gia đình.

Câu 9. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.        

B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Chọn D

Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất.

Câu 10. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?

A. Đàn bò.

B. Đàn gà, vịt.

C. Đàn trâu.

D. Đàn lợn.

Chọn B

Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng gia cầm ở Việt Nam. Cụ thể, hàng triệu con gà, vịt và các loài gia cầm khác đã bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điều này gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm và sinh kế của nhiều nông dân.

Câu 11. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa trong một năm là nhờ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Nguồn sinh vật phong phú.

C. Phần lớn là đất phù sa màu mỡ.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Chọn D

Nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên ở nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 12. Tư liệu sản xuất nào sau đây không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?

A. Khí hậu.

B. Nước.

C. Đất đai.

D. Sinh vật.

Chọn C

Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp.

Câu 13. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ do

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

B. tài nguyên đất nước ta phong phú (phù sa, feralit, mùn).

C. nước ta trồng được các loại cây có nguồn gốc khác nhau.

D. lượng mưa trong năm lớn, phân bố đồng đều trong năm.

Chọn A

Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì ở nước ta có hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta?

A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.

C. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.

D. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.

Chọn B

Mặt thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước và làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

Câu 15. Việc mở rộng thị trường có ảnh hưởng nào sau đây đến phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?

A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

B. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

C. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp.

D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.

Chọn A

Sự phát triển nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu thị trường. Nếu mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Câu 16. Nguyên nhân tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp do

A. sinh vật là tư liệu sản xuất khó bị thay thế trong nông nghiệp.

B. thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ trong chăn nuôi.

C. đây là nguồn cung cấp hữu cơ nhằm tăng dinh dưỡng cho đất.

D. cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.

Chọn D

Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.

Câu 17. Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích vấn đề nào sau đây?

A.Tăng cường độc canh cây lúa nước để tăng sản lượng.

B. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.

C. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

D. Đưa dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.

Chọn C

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích người nông dân phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, tạo mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

Câu 18. Nhân tố kinh tế - xã hội nào sau đây tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản?

A. Khoa học - công nghệ.

B. Mạng lưới sông, hồ.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Địa hình và khí hậu.

Chọn A

Khoa học - công nghệ là nhân tố kinh tế - xã hội tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 19. Cơ cấu ngành nông nghiệp nước chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp.

D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp.

Chọn A

Cơ cấu ngành nông nghiệp nước  chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 20. Hai vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn A

Hai vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 21. Cơ sở để phát triển ngành trồng trọt là

A. sinh vật phong phú, có nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt.

B. khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam, đông - tây.

C. hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc phục vụ tưới tiêu.

D. nhiều đồng cỏ lớn, công nghiệp chế biến phát triển nhanh.

Chọn A

Sinh vật phong phú, có nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở để phát triển ngành trồng trọt.

Câu 22. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta?

A. Địa hình đồng bằng, đất phù sa.

B. Địa hình đồi núi, đất fe-ra-lit.

C. Cao nguyên rộng lớn, mưa nhiều.

D. Thung lũng giữa núi, gió mùa.

Chọn A

Địa hình đồng bằng, đất phù sa là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta, đặc biệt là cây lúa.

Câu 23. Loại tài nguyên nào sau đây không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta và trên thế giới?

A. Khí hậu.

B. Đất đai.

C. Nước.

D. Sinh vật.

Chọn B

Đất đai là tài nguyên quý giá và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp do

- Đất cung cấp nơi cố định và các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng phát triển.

- Đất giữ nước và các khoáng chất quan trọng, giúp cây trồng hấp thụ để phát triển.

- Đất là môi trường sống của nhiều sinh vật có lợi cho nông nghiệp như vi sinh vật và côn trùng.

- Sử dụng và bảo vệ đất đai hợp lý là yếu tố then chốt để duy trì năng suất nông nghiệp bền vững.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta do

A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.

B. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.

C. tài nguyên nước hạn chế, không đủ cho sản xuất.

D. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa nước.

Chọn B

Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong năm, có thời kì trong năm xảy ra khô hạn nghiêm trọng (đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).

Câu 25. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là

A. lai tạo nhiều giống.

B. mở rộng khai hoang.

C. sử dụng phân bón.

D. tăng cường thuỷ lợi.

Chọn D

Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là tăng cường công tác thuỷ lợi. Đặc biệt là các vùng có thời gian khô hạn kéo dài như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ,…

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá