15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12

695

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Phần 1. Trắc nghiệm Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây có phân lớp 3d bão hòa?

A. Sc (Z = 21).                                   

B. Cu (Z = 29).              

C. Ni (Z = 28).                                   

D. Mn (Z = 25).

Đáp án đúng là: B

Cu (Z = 29): [Ar]3d104s1 ⇒ có phân lớp 3d bão hòa.

Câu 2: Nguyên tố kim loại có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống là

A. sodium.

B. magnesium.

C. nhôm.

D. sắt.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tố kim loại sắt có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống.

Câu 3: Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có độ cứng cao nhất là

A. Ti.

B. Fe.

C. Cr.

D. Cu.

Đáp án đúng là: C

Kim loại Cr có độ cứng cao nhất.

Câu 4: Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, hai kim loại nào sau đây đều là kim loại nhẹ (D < 5g/cm3)?

A. Cr, Mn.

B. Fe, Co.                       

C. Sc, Ti.

D. Ni, Cu.

Đáp án đúng là: C

Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, hai kim loại Sc, Ti đều là kim loại nhẹ (D < 5g/cm3).

Câu 5: Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

A. Fe.

B. Ti.

C. Cu

D. Mn.

Đáp án đúng là: C

Trong các kim loại đã cho, kim loại Cu dẫn điện tốt nhất.

Câu 6: Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

A. Fe.

B. Ti.                              

C. Cu.                            

D. Mn.

Đáp án đúng là: C

Trong các kim loại đã cho, kim loại Cu dẫn điện tốt nhất.

Câu 7: Nguyên tử Cr có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54s1. Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử Cr nhường đi 3 electron để tạo thành ion Cr3+, số electron còn lại trên phân lớp 3d là

A. 5.                               

B. 4.                               

C. 3.                               

D. 2.

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron của Cr3+ là: [Ar]3d3.

Vậy số electron còn lại trên phân lớp d là 3.

Câu 8: Kim loại nào sau đây thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất?

A. Ti.

B. Al.

C. Ba.

D. Na.

Đáp án đúng là: A

Ti thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất.

Câu 9. Nguyên tử manganese có số oxi hóa +4 trong hợp chất nào sau đây?

A. KMnO4.                    

B. K2MnO4.                   

C. MnO2.                       

D. MnSO4.

Đáp án đúng là: C

Trong hợp chất MnO2 nguyên tử Mn có số oxi hóa +4.

Câu 10: Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện,.. dựa trên tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?

A. Dẫn điện tốt.              

B. Tính dẻo.                   

C. Dẫn nhiệt tốt.             

D. Ánh kim.

Đáp án đúng là: A

Nhờ tính dẫn điện tốt mà kim loại đồng được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện,..

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Câu 11: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Cr có cấu hình electron là [Ar]3d54s1

a. Nguyên tố chromium thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn

b. Chromium là kim loại nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy thấp

c. Chromium là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

d. Nguyên tử chromium có số oxi hóa cao nhất là +3 trong các hợp chất

a. Đúng. Nguyên tố chromium thuộc chu kì 4 (có 4 lớp electron), nhóm VIB (do 6 electron hóa trị, nguyên tố d) trong bảng tuần hoàn.

b. Sai. Chromium là kim loại nặng, có nhiệt độ nóng chảy cao.

c. Đúng. Chromium là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

d. Sai. Nguyên tử chromium có số oxi hóa cao nhất là +6 trong các hợp chất.

Câu 12: Ở điều kiện thường, tinh thể K và tinh thể Cr đều có cấu trúc lập phương tâm khối. Biết một số thông số của kim loại K và Cr được cho ở bảng sau:

Tính chất

K

Cr

Bán kính nguyên tử (pm)

227

128

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

63,3

1900

Khối lượng riêng (g/cm3)

0,862

7,19

Độ cứng (kim cương – 10)

0,5

8,5

a. Tinh thể Cr có liên kết kim loại mạnh hơn tinh thể K

b. Trong cùng một đơn vị thể tích thì khối lượng kim loại trong tinh thể Cr và K bằng nhau

c. Nguyên tử Cr có bán kính nhỏ hơn nguyên tử K vì nguyên tử Cr có số lớp electron ít hơn.

d. K là kim loại nhẹ và Cr là kim loại nặng.

a. Đúng. Tinh thể Cr có liên kết kim loại mạnh hơn tinh thể K vì đều cùng cấu trúc tinh thể nhưng Cr có nhiệt độ nóng chảy và độ cứng cao hơn.

b. Sai. Trong cùng một đơn vị thể tích thì khối lượng kim loại trong tinh thể Cr nhiều hơn do Cr có khối lượng riêng lớn hơn.

c. Sai. Nguyên tử Cr và nguyên tử K đều có 4 lớp electron nhưng nguyên tử Cr có điện tích hạt nhân lớn hơn.

d. Đúng. K là kim loại nhẹ (D < 5 gam/cm3) và Cr (D > 5 gam/cm3) là kim loại nặng.

Phần III. Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn

Câu 13: Ở 20oC, độ tan của CuSO4.5H2O trong nước là 32g trong 100g nước. Ở nhiệt độ này, dung dịch CuSO4 bão hòa có nồng độ là a%. Giá trị của a là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 15,5%.

Giải thích:

Số mol CuSO4nCuSO4=nCuSO4.5H2O=32250=16125mol

Nồng độ dung dịch:

C%=16125.160100+32.100%=15,5%.

Câu 14: Dung dịch FeCl3 có môi trường acid do sự thủy phân của ion Fe3+ theo phản ứng đơn giản hóa:

Fe3+ (aq) + H2O (l) ⇌ [Fe(OH)]2+ (aq) + H+(aq)                                    Ka = 10-2,19

Gía trị pH của dung dịch FeCl3 0,1M là

Đáp án đúng là: 1,66

Giải thích:

Fe3+ (aq) + H2O (l) ⇌ [Fe(OH)]2+ (aq) + H+(aq)

0,1                                                                      M

x                                     x                        x        M

(0,1 – x)                          x                        x        M                               

Ka=x20,1x=102,19⇒ x = 0,0224⇒ pH = -logx = 1,66.

Câu 15. Muối Mohr có công thức (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr (Cho rằng trong muối Mohr chỉ có muối kép ngậm nước nêu trên và tạp chất trơ), một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau: Cân chính xác 7,237 gam muối Mohr, pha thành 100 mL dung dịch X. Lấy chính xác 10 mL dung dịch X, thêm 10 mL dung dịch H2SO4 10%, được dung dịch Y. Chuẩn độ dung dịch Y bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,023M. Thực hiện chuẩn độ 3 lần. Kết quả đạt được như sau:

Lần chuẩn độ

1

2

3

V dung dịch KMnO4 (ml)

16,0

16,1

16,0

Theo kết quả chuẩn độ ở trên, hãy tính độ tinh khiết (% khối lượng (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O) của muối Mohr? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án đúng là: 99,7.

Giải thích:

Vtrung bình = 16+16,1+163 = 16,0333 (mL).

nKMnO4=3,6877.104(mol)

Phương trình phản ứng hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

nFe2+=5nMnO4=1,84.103(mol)

Trong 100 mL dd X chứa: nFe2+=10.1,84.103=1,84.102 (mol)

mNH42FeSO42.6H2O=392.1,84.102=7,2128 (g)

%NH42FeSO42.6H2O=7,21287,237.100%=99,7%

Phần 2. Lý thuyết Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất

I. Khái quát về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1. Đặc điểm cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 21 (Sc) đến 29 (Cu), thuộc chu kì 4.

Lý thuyết Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong dãy từ Sc đến Cu có xu hướng xếp đều electron ở phân lớp 4s và tăng dần số electron ở phân lớp 3d. Cấu hình electron của nguyên tử Cr và nguyên tử Cu là ngoại lệ.

- Nguyên tử của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có electron hóa trị ở phân lớp 4s và phân lớp 3d.

2. Số oxi hóa và màu sắc của các ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhật

Do có nhiều electron hóa trị, đồng thời có độ âm điện nhỏ nên nguyên tử của nguyên tố kim loại chuyển tiếp thể hiện nhiều số oxi hóa dương khác nhau.

II. Tính chất vật lí của kim loại chuyển tiếp.

1. Tính chất vật lí

- Các kim loại chuyển tiếp thường có khối lượng riêng lớn, cứng và khó nóng chảy.

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và kim loại họ s thuộc cùng chu kì thường có sự khác biệt đáng kể về một số tính chất vật lí. Chẳng hạn so với potassium và calcium:

+ Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng, độ cứng và nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

+ Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khả năng dẫn điện thấp hơn.

2. Một số ứng dụng từ tính chất vật lí

+ Do có độ cứng vừa phải nên đồng dễ gia công tạo các sản phẩm.

+ Nhờ có độ cứng cao đồng thời bền trước tác động của các tác nhân ăn mòn nên Cr được dùng làm lớp bảo vệ chống ăn mòn cho các dụng cụ, máy móc, thiết bị,…

+ Ứng dụng phổ biến của kim loại chuyển tiếp là tạo ra các hợp kim có tính chất đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Sơ đồ tư duy Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá