Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THTP dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Có còn đâu thơ dại?
Đủ cho nỗi đau mùa cũ tự mọc mầm
Đứng trước bóng mình để dặn nỗi trầm ngâm:
“Đừng khóc!
Vì còn dấu chân cõng muôn vàn lời hứa”.
Học tiếng vỡ lòng từ quê hương lần nữa
Để biết yêu hơn một làng xưa, nắm đất, gia đình
Rồi nơi đâu đó thuộc về hình hài cũ
Người đã biết mình là trọn một sinh linh

Trong nỗi nhớ có hạt nắng bình minh
Có dấu gót giày về trên nền gạch mốc
Trong tiếng mở cửa về cọ diêm đốt thuốc
Là trăn trở nốt xem: nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều?

(Trích tập Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu, Tác giả Huyền Thư, nhà xuất bản Văn hóa, 12/2017)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ trong văn bản trên. Xác định đối tượng hướng đến trong nỗi nhớ của tác giả qua đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu gì về đoạn thơ sau:

Đứng trước bóng mình để dặn nỗi trầm ngâm:

“Đừng khóc!

Vì còn dấu chân cõng muôn vàn lời hứa”. 

Câu 3 (1,0 điểm): Trả lời câu hỏi: nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều?

Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu thông điệp được tác giả gửi gắm qua đoạn thơ?

Câu 5 (1,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của mạnh mẽ trong cuộc sống.

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Đoạn thơ 1:

TƯƠNG TƯ

(Nguyễn Bính)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Nắng mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Đoạn thơ 2: 

VIỆT BẮC

(Tố Hữu)

 

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Thể thơ: tự do.

- Đối tượng hướng đến trong nỗi nhớ của tác giả qua đoạn thơ: có hạt nắng bình minh, dấu gót giày, nền gạch mốc, tiếng mở cửa, cọ diêm đốt thuốc.

1,0 điểm

2

- Đoạn thơ giống như một chiêm nghiệm, là tự nhủ về thái độ trước cuộc đời: “Đừng khóc” là đừng yếu đuối mà phải mạnh mẽ, tự lập để trưởng thành. 

- Nhân vật trữ tình ý thức được rằng bản thân còn nợ rất nhiều tình cảm với gia đình, với quê hương, đất nước. Phải vững vàng vượt qua thăng trầm , sống có trách nhiệm với cuộc đời.

1,0 điểm

3

Nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều ? đây là câu hỏi thật khó có thể trả lời trọn vẹn. Sao biết được  biết bao nhiêu là nỗi nhớ đã đầy, bởi nỗi nhớ không thể cân đo đong đếm được. Hỏi để khẳng định nỗi nhớ thương tràn ngập trong tâm trí. Nỗi nhớ choáng ngợp không thể diễn tả hết được bằng lời.

1,0 điểm

4

Thông điệp rút ra: Cuộc sống nhiều khi rất phức tạp, nhưng dù cuộc sống thay đổi thế nào thì chúng ta đều có một điểm chung: Biết trân trọng những kí ức của cuộc đời, sống yêu thương và có trách nhiệm với  gia đình và quê hương và đất nước.

1,0 điểm

5

Đó chính là sự dũng cảm, kiên cường, dám thử thách bản thân trước sóng gió của cuộc đời. Người có tinh thần mạnh mẽ là người biết cách vượt qua khó khăn, rào cản trong cuộc sống. Cũng nhờ có mạnh mẽ mà họ đã chinh phục được ước mơ của bản thân. Mãnh mẽ là một trong những yếu tố cần có trong mỗi người. Để có mạnh mẽ, bạn phải không ngừng rèn luyện, thử thách bản thân. Bên cạnh đó, bạn còn phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để hiểu cặn kẽ về cách mà họ chiến thắng được sự tự ti, yếu đuối trong họ. Thật vậy, có mạnh mẽ, ta sẽ đập tan được những cám dỗ, dập tắt được ngọn lửa của sự nhút nhát, rụt rè đang cháy trong mình để bước tới sự thành công trong cuộc sống.

1,0 điểm

 

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

So sánh, phân tích đánh giá hai đoạn trích: 

0,5 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

- Giới thiệu về Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư.

- Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài

* Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm

- Trong các nhà Thơ mới, Nguyễn Bính được xem là nhà thơ thành công trong máng thơ dân dâ. Bài thơ dân dã nào của ông cũng dậy lên được hồn quê. Hồn quê ấy là sự hòa điệu của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung và hình thức, nhưng nối bật vẫn là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê.

- Trong áng văn của Nguyễn Bính còn chứa đưng tiếng nói, suy tư của nhà thơ đối với những mảnh đời nhỏ bé, bởi sư giản di, mộc mac, chuyến hành trinh đii tìm cảm hứng, đã giúp cho ông hình thành cái tôi đồng cảm với đời, yêu đất nước, con người và nhất là với vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Vân thơ dịu dàng, nhẹ nhàng trữ tình, thế hiện những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã giúp cho vần thơ cuua Nguyễn Bính ghi đậm dấu ẫn trong lòng đọc giả với hình ảnh quê hương sống động, yên bình.

- Như một người thư ký trung thành, tận tụy của cách mạng, Tố Hữu luôn hướng ngòi bút của minh bắt kip mọi khoảnh khắc của cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi thế, ông được mệnh danh là "lá cờ đầu của thơ ca cách mang Việt Nam", luôn hiên ngang giữa bầu trời. Bác Hồ từng nói: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ẫy", nhắc tới thơ ca chính trị không thể nào không nhắc tới nhà thơ Tố Hữu và Việt Bắc  - tác phẩm đã chạm vào bao tâm khảm của biết bao thế hệ, sống cùng non sông đất Việt.

* Phân tích đoạn thơ trong bài Tương tư.

- Tâm trạng tương tư cưa chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, triiu nặng...

- Niềm mong nhớ gån liền với khung cảnh làng quê khiễn cho cả không gian như nhuốm đầy nỗi tường tư.

- Nghệ thuật: Thể thơ lự bát, chất liệu ngôn từ chân quê, các biện pháp tu từ...

* Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc.

- Nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng cả những người cán bộ kháng chiên.

- Hiện lên trong nỗi nhớ là hinh ảnh Việt Bắc thân thương...

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh gợi cám, các phép đối…

* So sánh hai đoạn thơ.

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đủ thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.

- Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ...

+ Đoạn thơ trong Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cám cách mạng, gẳn với không gian núi rừng Việt Bắc...

3. Kết bài

Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của minh trong đời sống văn học phải tạo cho minh một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vi đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để "xác định nhà văn này khác với nhà văn kia". Và nhà thơ Nguyễn Bính với tác phẩm "Tương tư", Tố Hữu với tác phẩm "Việt Bắc" đã đem lại những cung bậc cám xúc khác nhau, thể hiện được tài năng, cái "tôi" cá nhân.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

(Trần Đăng Khoa)

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

 

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên

 

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên

 

Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên...

Hải Phòng, 1981

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”?

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.

Câu 4 (1,0 điểm): Trong bài thơ, bạn ấn tượng nhất với câu thơ nào? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Nếu là cô gái trong bài thơ, bạn muốn nói điều gì với người yêu là lính biển trong cuộc chia tay lưu luyến này?

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Ông ngoại (Nguyễn Ngọc Tư) và  Giàn bầu trước ngõ (Nguyễn Ngọc Tư).

Đoạn trích 1:

ÔNG NGOẠI

(Nguyễn Ngọc Tư)

(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ)

Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:" Ngoại chăm sóc hoài không chán sao? ", Ngoại nói" Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu ".

(Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già và thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.)

Hôm bữa Dung nói với ông:

- Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

Ông nhìn Dung thật lâu:" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn ". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không.

Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:    

- Sao con không hát, con hát rất hay mà. - Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:

- Ngoại có thích nghe không?

Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.

(Tóm tắt: Sinh nhật Dung, ông và Dung cùng làm bánh kem mời bạn bè đến thật đông. Hôm ấy, hai ông cháu cùng nhảy điệu tango, đám bạn ai cũng khen, Dung hãnh diện lắm.)

(Trích Ông ngoại, tập truyện Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư, NXB trẻ, 2001)

Đoạn trích 2:

GIÀN BẦU TRƯỚC NGÕ

(Nguyễn Ngọc Tư)

Tóm tắt: Gia đình tôi không thích giàn bầu vì gây bất tiện và khiến họ ngán ăn, nhưng không ai dám chặt vì đó là của bà nội, bà trồng để nhớ quê. Cha tôi cho rằng quê hương là khắp đất nước và đã đưa bà nội lên thành phố sống cùng gia đình.

Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuống, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc “Lúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. Cha cười “má khỏi lo”. Rồi mỗi người mỗi ngả. Bà năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:

- Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.

Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe "Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm."Chị Lan tròn mắt" bánh gì tên ngộ vậy?

Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo: "Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nỏ xíu.

- Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo.

Tôi không nén được xuỳ một tiếng.

- Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công.

Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín…..

Tóm tắt: Giàn bầu thưa dần đi khi trời mưa và bà nội tôi bị tai biến não, trở nên lơ ngơ và chỉ nhớ về quá khứ. Cha tôi nói rằng dù có thể đưa người ta ra khỏi quê hương, nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ, điều mà tôi thấy đúng khi nhìn bà nội ngồi lặng lẽ dưới giàn bầu.

(Trích Giàn bầu trước ngõ, Nguyễn Ngọc Tư, sach.info/story.php)

Chú thích: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ - quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư đã dành sự quan tâm yêu mến đặc biệt cho đối tượng trẻ em.

Đánh giá

0

0 đánh giá