KNO3 + Mg + HCl → KCl + MgCl2 + NO + H2O | KNO3 ra KCl

525

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2KNO3 + 3Mg + 8HCl → 2KCl + 3MgCl2 + 2NO + 4H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Kali. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2KNO3 + 3Mg + 8HCl → 2KCl + 3MgCl2 + 2NO + 4H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2KNO3 + 3Mg + 8HCl → 2KCl + 3MgCl2 + 2NO + 4H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Mẩu Mg tan dần, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

3. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.

4. Tính chất hóa học

Nó có thể tham gia nhiều phản ứng hóa học như oxi hóa khử, tác dụng với axit, oxit, phản ứng phân hủy….

- Phản ứng oxi hóa khử của KNO3

S + 2KNO3 + 3C -> K2S + N2 + 3CO2

Nó còn được gọi là phản ứng bột đen, lưu huỳnh và kali nitrat là chất oxy hóa.

- Phản ứng oxi hóa trong môi trường axit

6FeSO4 + 2KNO3 (đậm đặc) + 4H2SO4  ->  K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O

- Phản ứng phân hủy để tạo oxi

2KNO3  -> 2KNO2 + O2↑

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho vào ống nghiệm một mẩu Mg, sau đó nhỏ tiếp KNO3, quan sát hiện tượng, tiếp tục nhỏ thêm vài giọt HCl, quan sát.

6. Bạn có biết

- Trong môi trường trung tính NO3- không có tính oxi hóa, trong môi trường axit, NO3- thể hiện tính oxi hóa như HNO3.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cho mẩu Mg vào ống nghiệm chứa dung dịch gồm NaNO3 và NaCl hiện tượng xảy ra là

A. Mẩu Mg tan dần, K sinh ra bám vào Mg.

B. Mẩu Mg tan dần, có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu Mg tan dần, có khí nâu đỏ thoát ra.

D. Không xảy ra hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

Mg không phản ứng với NaNO3 và NaCl.

Đáp án D.

Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Cho magie phản ứng với KNO3.

B. Cho đồng phản ứng với Zn(NO3)2.

C. Cho sắt phản ứng với hỗn hợp KNO3 và HCl

D. Cho kẽm phản ứng với hỗn hợp NaNO3 và NaCl.

Hướng dẫn giải

KNO3 + Fe + 4HCl → KCl + FeCl3 + NO + 2H2O

Đáp án C.

Ví dụ 3: Thể tích khí NO ở đktc thoát ra khi cho 0,72g Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch gồm KNO3 và HCl là

A. 1,12 lít.   

B. 2,24 lít.   

C. 0,448 lít.   

D. 0,224 lít.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn e có 3nNO = 2nMg ⇒ nNO = 0,02 mol

V = 0.02.22,4= 0,448 lít.

Đáp án C.

8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Kali và hợp chất:

2KNO3 + 3Zn + 8HCl → 2KCl + 3ZnCl2 + 2NO + 4H2O

2KNO3 + 5Mg + 12HCl → 2KCl + 5MgCl2 + N2 + 6H2O

2KNO3 + 5Mg + 6H2SO4 → K2SO4 + 5MgSO4 + N2 + 6H2O

6KNO3 + 10Al + 18H2SO4 → 3K2SO4 + 5Al2(SO4)3 + 3N2 + 18H2O

2KNO3 + 2Al + 4H2SO4 → K2SO4 + Al2(SO4)3 + 2NO + 4H2O

KNO3 + Al + 4HCl → KCl + AlCl3 + NO + 2H2O

6KNO3 +10Al + 36HCl → 6KCl + 10AlCl3 + 3N2 + 18H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá