Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024

891

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

Thể loại

Khái niệm

Đặc điểm

Truyện truyền kì

- Là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc.

- Truyện truyền kì phát triển trên nền tảng thần thoại, truyền thuyết,… của văn học dân gian và những tín ngưỡng văn hóa trong đời sống tinh thần của các dân tộc

- Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức nghệ thuật có tính đặc thù nhằm thể hiện các vấn đề của thực tại

- Ngôn ngữ truyện truyền kì: thường sử dụng lối nói so sánh - ẩn dụ; ưa hình thức biểu đạt cầu kì, khoa trương, phóng đại; chuộng ngôn từ hoa mĩ; dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng;…

Truyện ngắn hiện đại

- Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại.

- Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế.

 b. Hài kịch

Khái niệm

Đặc điểm

Các thành phần

Là thể loại kịch, dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán vốn đi lệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng

Tiếng cười hài kịch cất lên từ sự vênh lệch, không tương thích giữa mục đích và phương tiện thực hiện, bản chất và biểu hiện, hành động và hoàn cảnh, tham vọng vá nhân và các khả năng thực hiện,… tức là từ những cái ngộ nghĩnh, ngược đời, bất hợp lí

- Nhân vật trong hài kịch: là những nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán, hoặc những nhân vật thường xuyên nhầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế

- Tình huống hài kịch: là những tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười của con người

- Xung đột trong hài kịch: thường được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa ảo tưởng vớ những chuẩn mực và tiến bộ xã hội

 c. Nhật kí, phóng sự, hồi kí

Thể loại

Khái niệm

Đặc điểm

Nhật kí

- Ghi chép theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến

- Thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình

Phóng sự

- Ghi chép kịp thời, cụ thể những sự việc, con người nhằm làm sáng tỏ trước công luận về vấn đề đặt ra từ bài viết

- Vấn đề nêu lên trong bài phóng sự thường liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người, có ý nghĩa thời sự đối với xã hội

Hồi kí

- Ghi lại những sự kiện sảy ra trong quá khứ mà tác giả là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến

- Do sự cách quãng của thời gian diễn ra sự kiện nên hồi kí không chỉ ghi chép tỉ mỉ hằng ngày mà chỉ ghi chép dựa trên ấn tượng và hồi ức của cá nhân người viết

- Đảm bảo tính khách quan, chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm,…

 d. Văn tế

Khái niệm

Đặc điểm

- Là thể loại văn học chủ yếu gắn với tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất

- Đôi khi văn tế biến thể được dùng trong những trường hợp đùa vui hay châm biếm

- Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: tưởng nhớ người đã mất và thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt người mất

- Kết cấu gồm 4 phần: mở đầu (lung khởi), đoạn hai (thích thực), đoạn ba (ai vãn), đoạn kết

- Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, văn biền ngẫu

- Văn tế có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật

- Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm

 e. Văn bản nghị luận (lập luận và các thao tác trong văn bản nghị luận)

Khái niệm

Đặc điểm

Lập luận là sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người dọc về một vấn đề.

Giá trị của văn bản nghị luận được quyết định bởi ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề) và nghệ thuật lập luận (cách dùng lí lẽ và bằng chứng) của người viết.

Các thao tác:

- Chứng minh là dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nếu là hoàn toàn có cơ sở, đáng tin cậy.

- Bình luận là đánh giá về sự đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu, tích cực – tiêu cực của một quan điểm, ý kiến, sự việc, hành động...

- Bác bỏ là chỉ ra sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu chính xác của một quan điểm, ý kiến

- Giải thích là cắt nghĩa về đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm,..) một cách chi tiết, tỉ mỉ

- Phân tích là chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận

- So sánh là đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác

Trong bài văn nghị luận, các thao tác trên thường được phối hợp với nhau một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất

 2. Phần tiếng Việt

a. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Ngôn ngữ

Khái niệm

Đặc điểm

Trang trọng

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp liên quan đến công việc chung như thuyết trình, giảng dạy, trao đổi ý kiến trong cuộc họp, phát biểu ý kiến trong lớp học,… hoặc viết báo cáo, đơn từ, làm bài, viết bài nghiên cứu,…

- Thường được gọt giũa cẩn thận

- Từ ngữ và kiểu câu phải đảm bảo chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách

- Ưu tiên sử dụng từ ngữ toàn dân với nghĩa chính thống và lịch sự, không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục; ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn,…

Thân mật

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp hằng ngày như trò chuyện hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân, viết nhật kí cá nhân,…

- Thường sử dụng các từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã, phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp

- Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt, câu rút gọn

 b. Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

Lỗi

Khái niệm

Ví dụ

Lỗi logic

Là câu có sự mâu thuẫn giữa các ý được trình bày, lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng, đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng

Bên cạnh việc hăng hái cách tân thi ca, ông còn là một chiến sĩ nhiệt thành đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

- Vế đầu câu nói về hoạt động của chủ thể, vế sau lại nói đến vị thế xã hội của chủ thể, mặc dù câu được cấu trúc theo mẫu: bên cạnh… còn…

- Chính sự lẫn lộn các bình diện như thế khi nói về đối tượng đã khiến câu mắc lỗi logic

Lỗi câu mơ hồ

Là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau

Tôi đồng ý với những đánh giá về truyện ngắn của ông ấy

- Khó xác định câu này muốn đề cập những ý kiến của ông ấy đánh giá về truyện ngắn hay có những ý kiến của người khác đánh giá về truyện ngắn do ông ấy sáng tác

 c. Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Biện pháp

Khái niệm

Đặc điểm

Nghịch ngữ

Là biện pháp tu từ, ở đó, người nói, người viết dùng một cụm từ gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật tính chất hai mặt của một tình thế, tâm trạng nào đó, hoặc làm phát lộ sự thật về đối tượng theo quan điểm của mình

Nghĩa của nghịch ngữ đối lập với nghĩa của các cụm từ khác trong câu hoặc trong các câu khác gần kề

Nghịch ngữ thường xuất hiện trong nói mỉa

 d. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu

 

Khái niệm

Mục đích

Quyền sở hữu trí tuệ

- Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

- Nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Nghĩa là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm được sử dụng trong bài viết, bài nói

- Là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí

 3. Phần làm văn

a. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu hai tác phẩm truyện được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.

Thân bài

Cần triển khai các ý:

+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm truyện và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác;...).

+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hoá, văn học khác nhau; đối tượng

dược miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù;).

+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.

 b. Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án

Phần

Nội dung

Chuẩn bị viết

a. Lựa chọn đề tài

- Đề tài của báo cáo nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hóa – lịch sử, một vấn đề khoa học – nghệ thuật, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,...

b. Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

- Mỗi nguồn tài liệu có thể cung cấp những loại thông tin khác nhau, phù hợp với những chủ đề khác nhau

- Cần lưu trữ một cách hệ thống, khoa học những thông tin đáng tin cậy đã thu thập được. Có một số cách phổ biến để lưu trữ thông tin như: tóm tắt, trích dẫn

Xây dựng đề cương

Sau khi đã có được những thông tin bao quát về vấn đề, có thể tìm thấy một cách triển khai vấn đề riêng của mình

Viết

- Khi viết báo cáo nghiên cứu, cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu

Lưu ý: Bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp

Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:

- Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề, Kết luận, Tài liệu tham khảo

- Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy

- Các luận điểm rõ ràng, bằng chứng thuyết phục

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp)

 c. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu hai tác phẩm kí được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.

Thân bài

Cần triển khai các ý:

+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm kí và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác;...).

+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm kí và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hoá, văn học khác nhau; đối tượng

được miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù;).

+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm kí và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm kí khi đặt chúng trong tương quan so sánh.

 d. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.

Thân bài

– Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đề cần bàn luận liên quan đến tuổi trẻ.

- Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Vì sao vấn đề này thiết yếu đối với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra?...). Với từng luận điểm, cần dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

– Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình.

– Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn đề.

Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

 e. Viết bài văn nghị luận về vai trò của văn học với tuổi trẻ

Phần

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu vấn đề

Thân bài

– Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Đó là tác phẩm nào? Nội dung chính của tác phẩm là gì? Hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc? Tác phẩm đã để lại trong tâm hồn em ấn tượng sâu đậm như thế nào? Vì sao tác phẩm ấy lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn em? Tác phẩm ấy đã làm thay đổi nhận thức, hành động, suy nghĩ, tình cảm,… của em như thế nào?). Với từng luận điểm, cần dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

– Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình.

– Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn đề.

Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

B. ĐỀ THI MINH HỌA

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp

BÀ BA VÁY (Mẫu thượng ngàn) VÀ LỖ TOÀN NHI (BÁU VẬT CỦA ĐỜI) DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

(Đào Phương Huệ)

(1) [...] Trong Mẫu thượng ngàn – Nguyễn Xuân Khánh cũng như Báu vật của Mạc Ngôn, ta bắt gặp rất nhiều nhân vật nữ. Đó là Lỗ Toàn Nhi cùng với bảy người con gái Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ, Ngọc Nữ,.. những người con của vùng Cao Mật Trung Quốc. Đó là bà ba Váy, cổ Ngát (tổ cô), cô mõ Hoa, cô Ngơ, thím Pháo, cô Mùi, bé Nhụ,... trong Mẫu thượng ngàn. Họ là những người phụ nữ của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Thế giới nhân vật nữ trong hai sáng tác này tạo nên sức hút và giá trị cho tác phẩm, và cũng góp phần tạo nên “thương hiệu” của nhà văn. Sức cuốn hút ở họ chính là sự hoà quyện  bền chặt giữa cái hư ảo và cái hiện sinh. Ở mỗi người phụ nữ này, ta thấy rất rõ vẻ đẹp rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.

(2) Bà ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời đều là những người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, tràn đầy sức sống nhưng cuộc đời và tình duyên của họ vô cùng éo le, chứa đựng những bí mật đau đớn. Lỗ Toàn Nhi, cô gái ở vùng quê Cao Mật xinh đẹp, dịu dàng có cuộc đời gắn liền với bao thăng trầm biến cố của lịch sử ở vùng đất Cao Mật – Đại La. Ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, Toàn Nhi đã nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh.  Cả gia đình cô bị quân Đức tàn sát, chỉ có cô bé Toàn Nhi sáu tháng tuổi sống sót. Người cô ruột đã nuôi Toàn Nhi, thấy cô càng lớn càng đẹp nên đã chăm chút “đầu tư” hi vọng sẽ gả vào nơi danh giá. Vì thế mà năm tuổi, Toàn Nhi đã phải bó chân. Mười sáu tuổi, Toàn Nhi xinh tươi rực rỡ, là báu vật loại một của vùng Cao Mật cùng với lời tuyên bố của người chú: Con Toàn Nhi nhà tôi nhất định phải gả cho một trạng nguyên nhưng cuối cùng Toàn Nhi lại phải sống kiếp tôi tớ trong nhà Thượng Quan... với người chồng Thọ Hi bất tài, yếu đuối, cô đã đẻ 9 đứa con với 7 người đàn ông nhưng 7 lần sinh nở đầu toàn là con gái... Cô phải vượt cạn trong trong sự lo lắng, sợ hãi bẩn thỉu và cô đơn. Sinh con trên một giường mà đệm là đất bột trộn máu trong khi cả nhà bố mẹ chồng và chống lại đang chăm bằm, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ. Những tập tục phi lí và nhà thượng quan vô nhân đạo đã biến Toàn Nhi từ cô gái dịu dàng thành nhẫn nhục, căm ghét và nuôi ý định trả thù với ý nghĩ: “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải là giống nhà Thượng Quan” Lỗ Toàn Nhi đã phải vật lộn với đời, đã bị những biến động của lịch sử quăng quật, dày vò mà vẫn sống, sống mãnh liệt, sống như không thể gì có thể chôn vùi nổi. Đó là sức sống của vùng quê Cao Mật, của đất nước Trung Quốc – quê hương của tác giả...

Kết thúc kiếp làm dâu đau khổ chuyển sang vai trò làm chủ gia đình, tình yêu và cuộc sống của bà đều hướng đến và dâng trọn cho những đứa con thân yêu của mình.

Bà ba Váy (Mẫu thượng ngàn) là người con của đồng bằng bắc bộ Việt Nam đẹp, rất nữ tính căng tràn sức sống, vô cùng quyến rũ. Vẻ đẹp ấy phát lộ rất sớm, được nhà văn miêu tả rất sinh động, đầy cảm hứng. Ngay từ thuở mười ba, cô Váy “mặt tròn như cái đĩa. Nhà nghèo mà da lúc nào cũng trắng muốt. Cô mũm mĩm, tính tình hồn nhiên như trẻ thơ”, dường như bao nhiêu sức sống của vùng đất Cổ Đình như ẩn chứa, như dòng chảy ngầm tích tụ trong thân thể, trong tính cách hồn nhiên của cô. Vẻ đẹp ấy vừa là tín ngưỡng vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của một vùng quê, của dân tộc Việt. Ta như thấy đích thực những lam lũ, bùn đất của cuộc sống thôn quê đang vun vào, điểm tô, nuôi dưỡng vẻ đẹp, sức sống cho nó. Đời bà ba Váy giông bão khi nhận ra sự trở về của Phác – người xưa nay là Trịnh Huyền. Từ đây, bà bị đẩy vào tình thế oái ăm: bao khao khát yêu thương với Phác đều phải dấm dúi, vụng trộm, đau đớn tột cùng khi chứng kiến cảnh con định giết cha buộc bà phải thét lên lên: “Con ơi là con! Cha mày đấy! Mày định giết cha đẻ mày sao?". Nỗi đau con không chịu nhận cha, con lánh mặt mẹ giày vò bà “đau điếng từng khúc  ruột... bà khóc một mình, khóc ròng ròng”. Nỗi đau lớn nhất của đời bà ba Váy là phải chứng kiến cảnh ông Trịnh Huyền, người xưa bị giết, bị bêu đầu mà không thể kêu khóc, không được chôn cất, không được để tang... Nỗi đau buộc phải câm nín, buộc phải chôn chặt trong lòng đã hoá thành “tâm bệnh” khiến bà ba Váy đã hoàn toàn khác bà ba Váy ngày xưa. Người đàn bà hồng hào, đầy sức sống, lúc nào cũng tươi tắn nay bỗng nhiên héo hon, sầu thảm,...

Dường như, bao biến động của thời cuộc, của lịch sử đều lặn cả vào đời của Lỗ Toàn Nhi và cái đĩ Váy để biến thành những u bướu”, “di căn” hành hạ họ. Bà ba nhà Lí Cỏn, người đàn bà họ Lỗ kia có thể chống chọi với vất vả, khốn khổ của cuộc đời để sống để nuôi con nhưng họ lại không thể chống lại những nỗi đau tinh thần chôn sâu trong tâm khảm. Đây mới mới thật sự là những dâu bể cuộc đời đã đày đoạ và vắt kiệt sức của họ. Đây mới là cái nhìn sâu sắc, đầy xót thương đầy cảm thông mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và nhà văn Mạc Ngôn dành cho những người phụ nữ xinh đẹp tràn đầy sức sống mà khốn khổ của quê hương, đất nước mình.

Đến với Báu vật của đời và Mẫu thượng ngàn, ta đều thấy rất rõ những người phụ nữ ở đây đều đang sống trong dòng chảy lịch sử với những biến động dữ dội, những giết chóc đau thương, những cuộc tàn sát thảm khốc. Bối cảnh ấy đã làm nổi bật hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ bất diệt – người mẹ nhân hậu đầy yêu thương. Đầu tiên, ta thấy biểu tượng của người mẹ, biểu tượng của nữ tính thể hiện ở hai nhan đề. Nói đến “Mẫu” là nói đến người mẹ; Nói Báu vật của đời – Phong nhũ phì đồn: vú to mông nẩy là nói đến nữ tính, nói đến vượng khí gợi sự sinh sôi, nảy nở. Những ý nghĩa này là chủ đề của tác phẩm là mạch nguồn chính lan toả trong tác phẩm... Bà ba Váy và hàng loạt nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn đều là dào dạt sức sống, tràn đầy sinh lực. Họ chính cội nguồn của sự sống, là “Mẫu” của sự sống, bà đẻ một bầy con cho ông Lí một mạch bốn thằng con trai, một đứa con gái” và tất thảy chúng đều xinh đẹp và khoẻ mạnh... Thời gian và thiên chức làm mẹ như đang trao thêm nhựa sống cho bà. Ông Lí Cỏn như cũng ngỡ ngàng trước sức trẻ ấy. “Đã sáu con, không hiểu sao lại nhiều sức sống đến thế. Những lần sinh nở hình như chẳng làm suy kiệt, mà chỉ làm cho bà được vỡ da vỡ thịt, da thịt được triển nở sung mãn”.

Mặc cho chồng muốn đặt tên chúng cho văn hoa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Còn đứa con gái thì đặt tên là Đào (Đào, Mai, Lan, Cúc), bà cứ gọi chúng là thằng Cò, thằng Tũn, thằng Tin và thằng Bồi với cái đi Váy con. Cũng giống như ba ba Váy trong Mẫu thượng ngàn, Lỗ Toàn thị trong Báu vật của đời cũng dào dạt sức sống. Người phụ nữ này thấm nhuần chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Và Toàn Nhi đã sinh rất nhiều con, Tám “cuộc” là 9 đứa con (8 gái, 1 trai). Đàn con này khiến cuộc sống của Toàn Nhi thêm khốn đốn. Vậy mà người mẹ khốn khổ này vẫn vô cùng yêu thương chúng. Khi Niệm Đệ vừa lọt lòng, mẹ chồng thấy vẫn là con gái, liền túm lấy hai chân định đem dìm chết trong chum nước. Toàn Nhi nhào xuống đất ôm chặt hai chân mẹ chồng, van xin: “Mẹ ơi mẹ, xin mẹ mở lượng từ bi, thương yêu, bé bỏng chính là chỗ dựa duy nhất để bà tiếp tục sống. Người mẹ vĩ đại ấy sinh con hầu hạ mẹ nửa năm nay mà tha cho cháu bé” Với Toàn Nhi những đứa con thân nỗ lực để sinh tồn, vì chỉ có sinh tồn mới có thể nuôi dưỡng chăm lo cho các con. Vì sự sống của đàn con cháu, đã có lúc, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một túi chứa đậu. Bà trộm đậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con nuôi cháu. Đối với các con, bà sẵn sàng làm ngọn gió, chắp thêm sức mạnh cho các con vươn đôi cánh bay thật xa, thật lâu và khi những đôi cánh ấy mệt mỏi, thì bà mẹ Lỗ thị lại là nguồn an ủi, là chốn quay về bình yên và an toàn nhất.

Người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là những người mẹ, là “mẫu” làm nảy sinh sự sống và nuôi dưỡng sự sống vì vậy họ luôn xuất hiện gắn với hình ảnh bầu vú. Bầu vú trong nguyên bản vốn là thiên phú của cơ thể nữ, nó mang ý nghĩa phồn thực, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở giống loài. Từ xa xưa, Mĩ học đã coi trọng vẻ đẹp của bầu vú. Theo thời gian, bầu vú đã dần dần đã được linh thiêng hoá, nó gắn liền với khát vọng sinh dưỡng. [...]

(3) Nguyên nhân của sự gặp gỡ của Báu vật ở đời và Mẫu thượng ngàn là do những nét tương đồng về văn hoá, về hướng phát triển của văn học, ý tưởng, khát vọng và nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn... Nguyễn Văn Khánh nói rằng: “Tôi yêu và kính trọng người mẹ của tôi, một người đàn bà Việt thuần chất. Tôi được cảm nhận không khí của đạo Mẫu từ thuở bé vì thường hay đi theo mẹ đến khắp các đình chùa miếu mạo Việt Nam.. Còn Mạc Ngôn cũng đã phát biểu: “Phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của tôi. Qua trải nghiệm, tôi biết được rằng, khi gặp khó khăn hoặc khi tâm trí bạn đang rối bời, thì phụ nữ sẽ là nguồn an ủi bạn.

Phụ nữ khôi phục mọi thứ mà đàn ông đã phá huỷ”. Hiện thực sinh động của đời sống, nguồn tình cảm mãnh liệt dành cho người thân là chất liệu quý để các tác giả sáng tạo nên hình tượng người mẹ, sáng tạo nên những kiệt tác văn học.

Việc “nghiên cứu song song” phát hiện những nét tương đồng trong Mẫu thượng ngàn với Báu vật của đời, tác phẩm đoạt giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc, tháng 12/1995 của Mạc Ngôn, tác giả đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, cho thấy văn học hiện đại Việt Nam ở một khía cạnh nào đó, đã xuất hiện kiệt tác thuần tuý “nội sinh” có thể sánh đẹp với tác phẩm ưu tú ở khu vực cũng như thế giới. Với việc đề cập đến những vấn đề mang tính dân tộc, nhân loại từ sức sống mãnh liệt của người phụ nữ, chứng tỏ văn học Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới.

(Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3/2014)

Câu 1. Nhan đề Bà Ba Váy (Mẫu thượng ngàn) và Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời) dưới góc nhìn so sánh cho em biết điều gì về nội dung văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2. Đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của từng phần đã được đánh số trong văn bản và xác

định các thao tác lập luận chính của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 4. Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản. Cho biết: Tác giả đã triển khai vấn đề trọng tâm của văn bản như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 5. Mục đích của người viết văn bản là gì? Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà ! (1.0 điểm)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu trên, em tích luỹ thêm được kinh nghiệm nào để viết bài văn so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện? (Trả lời bằng đoạn văn 200 chữ) (2.0 điểm)

Câu 2. (4đ)

Hãy lựa chọn hai truyện ngắn đã đọc để so sánh, đánh giá làm nổi bật

nét tương đồng về tính cách của nhân vật chính, một nét tương đồng về nghệ

thuật xây dựng nhân vật bằng văn bản nghị luận (600 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1 (0,5 điểm)

- Nhan đề văn bản cho biết nội dung và mục đích của văn bản:

+ Nội dung: So sánh hai hình tượng nhân vật văn học từ hai tác phẩm nổi tiếng Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

+ Mục đích: Làm rõ nét tượng đồng ở hai nhân vật, khẳng định tài năng của hai nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

Câu 2 (0,5 điểm)

- Nhan đề Ba Ba Váy (Mẫu thượng ngàn) và Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời) dưới góc nhìn so sánh phù hợp, thể hiện rõ nội dung và mục đích của văn bản

- Bởi văn bản sử dụng thao tác so sánh để làm nổi bật nét tương đồng của hai nhân vật và ý nghĩa của sự tương đồng đó

Câu 3 (1 điểm)

- Nội dung chính:

+ Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề

+ Đoạn 2: Những nét tương đồng ở hai nhân vật Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi

+ Đoạn 3: Ý nghĩa của việc nghiên cứu song song, so sánh nhân vật trong tác phẩm truyện/văn học của 2 quốc gia

- Thao tác lập luận chính của văn bản:

+ Thao tác so sánh

+ Thao tác phân tích, chứng minh

+ Thao tác tổng hợp

Câu 4 (1 điểm)

- Vấn đề trọng tâm của văn bản: những nét tương đồng của hai nhân vật ba Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi trong hai tác phẩm

- Triển khai văn bản: Nội dung trọng tâm/luận đề của văn bản được triển khai ở đoạn văn bản số hai với các luận cứ

+ Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như trong Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời đều là những phụ nữ vô cùng xinh đẹp, tràn đầy sức sống nhưng cuộc đời và tình duyên của họ vô cùng éo le, chứa đựng những bí mật đau đớn

+ Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời đều sống trong dòng chảy lịch sử với những biến động dữ dội, những chết chóc đau thương, những cuộc tàn sát thảm khốc

+ Người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là những người mẹ, là “mẫu” làm nảy sinh sự sống và nuôi dưỡng sự sống

Câu 5 (1 điểm)

- Mục đích của người viết văn bản:

+ Làm rõ nét tương đồng ở hai nhân vật (bà Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi), khẳng định tài năng của hai nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

+ Khẳng định thành công, sức sống và khả năng hòa nhập vào dòng chảy của văn học thể giới của văn học Việt Nam → niềm tự hào về văn học nước nhà

- Vấn đề tác giả nêu trong văn bản (nét tương đồng ở hai tác phẩm thuộc hai quốc gia) có ý sâu sắc đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà, văn học khu vực và văn học thế giới trong thời kì hội nhập, thời đại 4.0, để thấy được:

+ Sự giao thoa, ảnh hưởng giữa các nền văn học, các quốc gia trong thời kì hội nhập

+ Tính dân tộc, nhân loại, sự hòa nhập của văn học mỗi quốc gia, văn học thế giới

II. VIẾT (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ và nội dung hương vào những ý sau:

- Học sinh tự trả lời (từ kiến thức nền và sự tiếp nhận, nhận thức của mỗi cá nhân)

- Tham khảo gợi ý: chú ý cách triển khai vấn đề; khái quát nét chung ở hai nhân vật, hai tác phẩm; cách lựa chọn, sắp sếp dẫn chứng; sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích, so sánh, chứng minh,…)

Câu 2. (4đ)

 Hãy lựa chọn hai truyện ngắn đã đọc để so sánh, đánh giá làm nổi bật

nét tương đồng về tính cách của nhân vật chính, một nét tương đồng về nghệ

thuật xây dựng nhân vật bằng văn bản nghị luận (600 chữ).

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Tên sách; Tên tác giả (hình ảnh: bìa sách và tác giả)

- Nhà xuất bản; nơi phát hành (địa chỉ mua sách)

Thân bài

3,0

*Nét tương đồng (gọi tên nét tương đồng)

- Tính cách của nhân vật ở tác phẩm 1

- Tính cách của nhân vật ở tác phẩm 2

- Ý nghĩa của nét tính cách biểu hiện ở hai nhân vật

*Nét tương đồng nghệ thuật xây dựng nhân vật (Học sinh xác định ở hai tác phẩm đã lựa chọn một trong các yếu tố sau)

- Miêu tả diễn biến tâm lý

- Khắc họa diện mạo, đối thoại

- Thể hiện cảm xúc ở nhân vật

Kết bài

0,25

- Khái quát giá trị, sự đóng góp của hai tác giả ở đề tài tư tưởng

- Sự tác động của hai tác phẩm vào cảm xúc nhận thức của cá nhân

Yêu cầu khác

0,25

- Lựa chọn được hai truyện ngắn có cùng phong cách (hiện thực/ lãng mạn) như Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Tuyết (K.G. Paustovsky) hoặc Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

- Sử dụng thành thạo các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, khái quát/tổng hợp

Đánh giá

0

0 đánh giá