Với giải Câu 2 trang 15 SBT Địa lí lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Thực hành: Trình bày báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Trình bày báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam
Câu 2 trang 15 SBT Địa Lí 12: Trình bày báo cáo về sự phân hóa của sinh vật Việt Nam và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta theo gợi ý sau:
a) Sự phân hóa của sinh vật
- Theo Bắc - Nam:
+ Phần lãnh thổ phía Bắc: đặc điểm sinh vật (cảnh quan đặc trưng, thành phần sinh vật, sự thay đổi cảnh quan theo mùa).
+ Phần lãnh thổ phía Nam: đặc điểm sinh vật (cảnh quan đặc trưng, thành phần sinh vật, sự thay đổi cảnh quan theo mùa).
- Sự phân hóa của sinh vật theo độ cao: Sự thay đổi của sinh vật theo chiều cao của địa hình (thực vật thay đổi theo đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi).
b) Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Ảnh hưởng đến kinh tế.
- Ảnh hưởng đến xã hội.
Lời giải:
a) Sự phân hóa của sinh vật
- Theo Bắc - Nam:
Yếu tố |
Phần lãnh thổ phía Bắc |
Phần lãnh thổ phía Nam |
Cảnh quan đặc trưng |
Là đới rừng nhiệt đới gió mùa. |
Là đới rừng cận xích đạo gió mùa. |
Thành phần sinh vật |
- Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài họ đậu, dâu tằm,... - Động vật trong rừng là các loài công, khỉ, vượn,... - Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các loài cây cận nhiệt và ôn đới như: dẻ, re, sa mu, pơ mu,.., các loài thú có lông dày như: gấu, chồn, sóc,... từ phương Bắc xuống. |
- Thực vật là các cây họ dầu, săng lẻ, tếch,... - Động vật là các loài thú lớn như: voi, hổ, báo, bò rừng... từ phương Nam lên và từ phía tây di cư sang. |
Sự thay đổi cảnh quan theo mùa |
Thay đổi theo mùa: + Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối xanh tốt; + Mùa đông tiết trời lạnh, ít mưa, xuất hiện cây rụng lá. |
Thay đổi theo mùa: + Mùa mưa có lượng mưa lớn, cây cối phát triển xanh tốt; + Mùa khô ít mưa, độ ẩm thấp, ở những nơi có mùa khô sâu sắc, kéo dài xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá. |
- Theo độ cao:
Đai cao |
Đặc điểm sinh vật |
Đai nhiệt đới gió mùa |
- Các nhóm đất chủ yếu là: đất fe-ra-lit trên vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất fe-ra-lit nâu đỏ), đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát...). - Các kiểu thảm thực vật chủ yếu là: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá; tráng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước;... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. |
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
- Các nhóm đất: + Từ độ cao 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. + Ở độ cao 1600 - 1700 m xuất hiện đất mùn. - Các kiểu thảm thực vật: + Từ độ cao 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... + Từ độ cao trên 1 600 m - 1700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản: rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a. |
Đai ôn đới gió mùa trên núi |
- Đất chủ yếu là đất mùn thô. - Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,... |
b) - Ảnh hưởng đến kinh tế.
+ Cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu đa dạng và phong phú cho sản xuất và thực phẩm cho đời sống của con người.
+ Tạo nên sự đa dạng về tài nguyên du lịch, thích hợp để phát triển đa dạng mọi mô hình du lịch, thu hút khách nội địa và quốc tế.
- Ảnh hưởng đến xã hội.
+ Cung cấp nhiều loại thực phẩm và thuốc quý cho y học và đời sống sức khỏe của con người.
+ Các khu bảo tồn và vườn quốc gia trở thành những điểm tham quan, vui chơi lí tưởng.
+ Cung cấp đa dạng các tài liệu để phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: