15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

207

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Câu 1. Một quốc gia thành viên của WTO dành sự đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nước ngoài – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

A. Thương mại không phân biệt đối xử.  

B. Tự do hóa thương mại.

C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

D. Cạnh tranh công bằng.

Đáp án đúng là: A

Một quốc gia thành viên của WTO dành sự đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nước ngoài – đó là nội dung của nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.

Câu 2. Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Loại bỏ các biện pháp thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.

B. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.

C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.   

D. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

Đáp án đúng là: C

Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.

Câu 3. Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

A. Thương mại không phân biệt đối xử.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Tự do hóa thương mại.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.   

Đáp án đúng là: D

Nguyên tắc minh bạch, ổn định trong thương mại yêu cầu các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.

Câu 4. Nội dung nào trong nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng không được thể hiện trong trường hợp sau đây?

Trường hợp. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên, sau khi thoả thuận, thống nhất Công ty X của Nhật Bản đã giao kết hợp đồng bằng văn bản bán cho Công ty V của Việt Nam 1.000 xe ôtô với giá là 30.000 USD/một xe. Công ty X giao xe cho Công ty V tại cảng Hải Phòng, Công ty V sau khi nhận đủ số xe như đã thoả thuận thì thanh toán cho Công ty X thông qua chuyển khoản. Các bên thống nhất không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và Trọng tài thương mại của Việt Nam để giải quyết nếu có tranh chấp. Các bên đã nghiêm chỉnh thực hiện một cách trung thực, đầy đủ, chính xác các cam kết trong hợp đồng cho nhau như đã thoả thuận.

A. Tự do lựa chọn điều luật điều chỉnh cho hợp đồng.

B. Thỏa thuận hình thức của hợp đồng.

C. Các bên tham gia với tinh thần thiện chí, trung thực. 

D. Tự do lựa chọn đối tác.

Đáp án đúng là: C

- Những nội dung của nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V gồm: 

+ Tự do lựa chọn đối tác (căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của đối tác), tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, nội dung của hợp đồng (không bên nào ép buộc bên nào); 

+ Tự do thoả thuận hình thức của hợp đồng (bằng văn bản); 

+ Tự do lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng: không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và trọng tài (Trọng tài thương mại của Việt Nam) để giải quyết khi có tranh chấp. 

+ Cam kết, thoả thuận giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Tuân thủ hợp đồng đã kí.

B. Thiện chí, trung thực.

C. Không phân biệt đối xử.  

D. Tự do giao kết hợp đồng.

Đáp án đúng là: C

Hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng; thiện chí, trung thực; tuân thủ hợp đồng đã giao kết.

Câu 6. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

Trường hợp. Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn gạo. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn gạo đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản.

A. Công ty D.  

B. Công ty G.

C. Cả công ty D và công ty G.

D. Không có chủ thể nào tuân thủ.

Đáp án đúng là: A

Công ty D tuân thủ, còn Công ty G vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại vì Công ty G biết rõ là mình không có khả năng thanh toán nhưng vẫn giao kết mua 300 tấn gạo. Như vậy, Công ty G đã lừa dối Công ty D.

Câu 7. Hành vi của nước V trong trường hợp dưới đây đã tuân thủ nguyên tắc nào của tổ chức thương mại quốc tế?

Trường hợp. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, nước V đã từng bước xoá bỏ tất cả những biện pháp theo cam kết mà trước đây nước V áp dụng để bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, hạn chế việc xâm nhập của hàng hoá, dịch vụ tương tự của nước ngoài.

A. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

B. Cạnh tranh công bằng.

C. Thương mại không phân biệt đối xử.  

D. Tự do hóa thương mại.

Đáp án đúng là: C

Nước V trong trường hợp trên đã tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.

+ Bởi theo chế độ đối xử quốc gia thì nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình. 

 + Do vậy, việc nước V xoá bỏ những biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác của WTO vào nước mình được hưởng các quy chế như của nước mình là phù hợp.

Câu 8. Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế - đó là nguyên tắc nào của WTO?

A. Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.  

B. Thương mại không phân biệt đối xử.

C. Mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

Đáp án đúng là: A

Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cho phép các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế.

Câu 9. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?

A. Cạnh tranh công bằng.  

B. Minh bạch, ổn định trong thương mại.

C. Thương mại không phân biệt đối xử.

D. Tự do hóa thương mại.

Đáp án đúng là: A

Cạnh tranh công bằng có nghĩa là tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau

Câu 10. Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng - đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Thiện chí, trung thực.

B. Tự do hóa thương mại.

C. Tự do giao kết hợp đồng.

D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.   

Đáp án đúng là: D

Tuân thủ hợp đồng đã giao kết có nghĩa là các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

Biểu tượng của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)

- Nguyên tắc 1. Không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này được thể hiện qua quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia của WTO.

+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc tức là các ưu đãi dành cho hàng hoá, dịch vụ của quốc gia thành viên này cũng được áp dụng cho các quốc gia thành viên khác bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

+ Chế độ đãi ngộ quốc gia nghĩa là không có phân biệt đối xử giữa hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác và sản phẩm sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường nội địa của các thành viên WTO,

- Nguyên tắc 2. Tự do hoá thương mại:

+ Nguyên tắc này được thể hiện thông qua việc các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường khi tham gia WTO, các nước có nghĩa vụ gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, không áp dụng hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn cho phép những ngoại lệ nhất định.

+ Nguyên tắc tự do hoá thương mại là nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế tự do đa phương.

- Nguyên tắc 3. Cạnh tranh công bằng:

+ Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia thành viên WTO phải tự do cạnh tranh trong điều kiện công bằng.

+ Ngoại lệ của nguyên tắc này cho phép các nước áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại khi nền sản xuất hàng hoá trong nước bị đe doạ tổn thương bởi hàng nhập khẩu.

- Nguyên tắc 4. Minh bạch, ổn định trong thương mại: Nội dung nguyên tắc là nghĩa vụ minh bạch hoá các chính sách kinh tế của các nước thành viên, cam kết không có những thay đổi bất lợi cho thương mại, nếu có sự thay đổi phải thông báo trước, tham vấn và bãi trừ.

- Nguyên tắc 5. Ưu đãi nước đang phát triển, chậm phát triển: WTO có các ưu đãi và biện pháp hỗ trợ các quốc gia đang phát triển là thành viên của mình như: đưa ra những quy định ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển; thành lập các cơ quan chuyên trách hỗ trợ các nước đang và chậm phát triển;...

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế

- Nguyên tắc 1. Tự do giao kết hợp đồng: Các bên được toàn quyền quyết định về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng, nhưng không được vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

- Nguyên tắc 2. Thiện chí, trung thực: Việc giao kết hợp đồng thương mại quốc tế phải dựa trên cơ sở thiện chí, trung thực, không chứa đựng sự lừa dối, tôn trọng lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và các bên tham gia giao kết hợp đồng. Nguyên tắc này không thể bị hạn chế hay loại trừ.

- Nguyên tắc 3. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết: Các bên thực hiện có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết trong hợp đồng như: về hàng hoá, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức,... Nếu vi phạm cam kết thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

Hợp đồng quốc tế được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng (minh họa)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia

Trắc nghiệm Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá