Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

450

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Mở đầu trang 120 KTPL 12: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về WTO

Lời giải:

- WTO được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

- Đến năm 2021, WTO có 164 thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này từ năm 2007.

- Mục tiêu hoạt động của WTO là:

+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế.

+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.

1. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới

Câu hỏi trang 120 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Cho biết việc hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong trường hợp được hưởng quy chế miễn thuế là thực hiện theo nguyên tắc nào của WTO.

Lời giải:

- Việc hàng hoá của Việt Nam được hưởng quy chế miễn thuế là áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Việc miễn thuế được thực hiện theo quy chế tối huệ quốc và quy chế đãi ngộ quốc gia về thuế giữa các thành viên WTO. Theo đó, khi gia nhập WTO, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế tương tự như các thành viên khác của WTO, việc áp dụng hai quy chế này là biểu hiện của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong WTO.

Câu hỏi trang 122 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Cho biết tự do hoá thương mại được thể hiện thế nào trong trường hợp.

Lời giải:

- Nguyên tắc tự do hoá thương mại có nội dung chính là các quốc gia thành viên WTO phải gỡ bỏ các hàng rào thương mại thuế quan và phi thuế quan.

- Trong trường hợp, Việt Nam là thành viên của WTO nên phải thực hiện cam kết về mở cửa thị trường thông qua việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan, biểu hiện là Việt Nam đã điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu các sản phẩm theo hướng giảm nhằm đảm bảo hàng hoá của các nước thành viên WTO khác sẽ không gặp rào cản khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc tự do hóa thương mại.

Câu hỏi trang 123 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết các quốc gia thành viên của WTO có thể thực hiện các cam kết gì để tăng cường cạnh tranh công bằng.

Lời giải:

Để tăng cường cạnh tranh công bằng, các quốc gia thành viên của WTO có thể thực hiện các cam kết như:

- Mở cửa thị trường cho hàng hoá của các nước thành viên khác;

- Cam kết không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoa trong nước và nhập khẩu;

- Cam kết giảm và triệt tiêu các trở ngại thương mại (hàng rào thuế quan và phi thuế quan) ;...

Câu hỏi trang 123 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng, các quốc gia thành viên WTO cần phải làm những gì.

Lời giải:

Để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh công bằng, các quốc gia thành viên WTO cần:

+ Tự kiềm chế trong việc tạo ra các rào cản thương mại, đây là mầm mống của chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến việc cạnh tranh công bằng;

+ Tự kiềm chế trong việc tạo ra các rào cản về thuế trong thương mại;

+ Tôn trọng quy luật của thị trường, để hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu cạnh

tranh với nhau bằng chất lượng dựa trên quy luật cung cầu của thị trường;

+ Tự kiểm chế sự can thiệp của quyền lực nhà nước vào quy luật của thị trường ;...

Câu hỏi trang 124 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu một số nội dung của nguyên tắc minh bạch, ổn định trong thương mại.

Lời giải:

- Nguyên tắc minh bạch, ổ định trong thươn mại quy định để tránh sự tuỳ tiện và có thể dự đoán được trước đòi hỏi các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.

Câu hỏi trang 124 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết một số việc làm của Việt Nam sau khi gia nhập WTO để phù hợp với nguyên tắc minh bạch, ổn định trong thương mại.

Lời giải:

Việc làm của Việt Nam sau khi gia nhập WTO phù hợp với nguyên tắc minh bạch, ổn định trong thương mại:

+ Công khai các dự thảo luật, văn bản dưới luật;

+ Công khai các văn bản luật, dưới luật trên trang cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận tự do;

+ Thực hiện lấy ý kiến nhân dân, tiến hành báo cáo đánh giá tác động đối với các văn bản quy phạm pháp luật;

+ Quy định rõ ràng, minh bạch về trình tự thủ tục hành chính, tố tụng liên quan đến thương mại, kinh tế;

+ Quy định về quyền khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại, kinh tế của doanh nghiệp, người dân;

+ Thực hiện các thủ tục hành chính thông qua các cổng thông tin dịch vụ công, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thời hạn luật định ;...

Câu hỏi trang 125 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Cho biết nội dung của nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển, chậm phát triển được thể hiện như thế nào.

Lời giải:

- Trên cơ sở của nguyên tắc hệ thống ưu đãi phổ cập và quyết định về đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển, WTO đã có các chính sách hỗ trợ các quốc gia đang và chậm phát triển như sau:

+ Có một thời kì quá độ dài hơn khi thực thi các hiệp định và cam kết của WTO;

+ Có các biện pháp để gia tăng cơ hội thương mại cho các thành viên đang phát triển

+ Mức độ cam kết thấp hơn;

+ Được hỗ trợ về mặt kĩ thuật hoặc được hưởng một số ưu đãi khác như hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong giải quyết tranh chấp, trong thực hiện các tiêu chuẩn kĩ thuật;

+ Yêu cầu các thành viên phải bảo vệ lợi ích của các thành viên đang phát triển;

+ Ngoài ra, còn có các điều khoản yêu cầu các nước công nghiệp dành những ưu đãi khác cho các nước kém phát triển như đơn phương miễn thuế hoặc xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ các nước kém phát triển.

2. Nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế

Câu hỏi trang 126 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng trong thương mại quốc tế là gì và nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng có nghĩa là các bên có quyền tự do lựa chọn việc tham gia hợp đồng, đối tác, cũng như thoả thuận những điều khoản của từng giao dịch cụ thể. Ví dụ: HS lấy bất kì một trường hợp giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài đều thể hiện nguyên tắc này (lưu ý các bên tự nguyện, tự do trong giao kết).

Câu hỏi trang 126 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng có thể bị hạn chế hay không và chủ thể nào có quyền hạn chế nguyên tắc này.

Lời giải:

Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng của hợp đồng thương mại quốc tế có thể bị hạn chế: không được vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Nhà nước là chủ thể có quyền giới hạn tự do giao kết hợp đồng trong thương mại quốc tế.

Câu hỏi trang 127 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nội dung của nguyên tắc thiện chí, trung thực là gì.

Lời giải:

Nguyên tắc thiện chí và trung thực trong đó quy định: Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn (xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình) đều phải hoạt động với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.

Câu hỏi trang 127 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu nhận xét của em về việc làm của Công ty R trong trường hợp và giải thích.

Lời giải:

Hành vi của Công ty R vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực trong hợp đồng thương mại quốc tế vì việc từ chối nghĩa vụ nhận hàng đã gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, điều này vi phạm nguyên tắc “thiện chí" trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Câu hỏi trang 129 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nội dung của nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết trong thương mại quốc tế là gì.

Lời giải:

Tuân thủ hợp đồng đã giao kết có nghĩa là các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Các bên chỉ có thể sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng, thoả thuận giữa các bên hoặc bởi những lí do được pháp luật quy định.

Câu hỏi trang 129 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết Công ty B trong trường hợp có vi phạm nguyên tắc tuân thủ cam kết không, vì sao?

Lời giải:

Hành vi của Công ty B đã vi phạm nguyên tắc tuân thủ cam kết trong hợp đồng vì theo nội dung hợp đồng, sản phẩm được giao có điều kiện độ ẩm không quá 12% và một số điều kiện hợp chất khác. Tuy nhiên, sản phẩm mà Công ty P nhận được không đạt chất lượng như cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng trước đó, như vậy, Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà mình cam kết với đối tác.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 131 KTPL 12: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?

a. Toà án Việt Nam được phép áp dụng quy định của pháp luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.

b. Trong mọi trường hợp, nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng phải được các bên tôn trọng thực hiện.

c. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng thương mại quốc tế có thể bị hạn chế bởi pháp luật quốc gia.

d. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết tại Việt Nam buộc phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật dân sự, thương mại của Việt Nam.

e. Các bên giao kết hợp đồng thương mại quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực trong cả quá trình đàm phán.

Lời giải:

- Nhận định a đúng vì theo Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 cho phép áp dụng Điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam.

- Nhận định b sai vì trong trường hợp bất khả kháng, một bên có thể không thực hiện nghĩa vụ như thoả thuận trong hợp đồng.

- Nhận định c đúng vì nguyên tắc này phải phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia mà thương nhân mang quốc tịch, nên nó có thể bị giới hạn bởi pháp luật quốc gia.

- Nhận định d đúng vì dựa trên quyền tài phán của Việt Nam thì mọi loại hợp đồng được kí kết trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

- Nhận định e đúng vì theo Bộ quy tắc của hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT) thiện chí và trung thực phải được đảm bảo trong cả quá trình đàm phán giao kết hợp đồng.

Luyện tập 2 trang 131 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với nguyên tắc của WTO hay không.

a. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đứng trước cơ hội lớn. Tận dụng quy chế miễn thuế nhập khẩu của WTO mặt hàng này của Việt Nam đã xâm nhập sâu vào các thị trường lớn như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh,.. đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.

b. Thực hiện cam kết sau gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, kể từ ngày 15 - 9 - 2006 có tới trên 400 dòng thuế thuộc 117 nhóm mặt hàng nằm trong danh mục cắt giảm. Những mặt hàng điều chỉnh giảm thuế gồm hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, linh kiện ô tô, xe máy nguyên chiếc,... Trong đó, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng giảm từ 50% xuống còn 30 - 40%. Xe máy nguyên chiếc giảm từ 100% xuống 90%.

c. Cho rằng Hàn Quốc đã có quy định gây phân biệt đối xử đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu nên Úc đã có yêu cầu tham vấn đối với Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc đã ban hành quy định chỉ cho phép phân phối sản phẩm thịt gà nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên biệt, áp dụng một số biện pháp khác nhằm hạn chế cơ hội tiếp cận khách hàng của hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nước này còn quy định thịt gà nhập khẩu chỉ được phân phối tại một số của hàng nhất định và phải dán nhãn "sản phẩm nhập khẩu chuyên biệt".

d. Ngày 20 - 1, Canada ban hành Chương trình hỗ trợ sản phẩm sữa có tên "Chương trình sữa đặc biệt". Theo đó, các công ty sữa nội địa có tên trong danh sách sẽ được hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu thị trường và hỗ trợ về thuế. Điều này dẫn đến giá sản phẩm nội địa chênh lệch so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Cho rằng Canada đã có hành vi trợ cấp đối với sản phẩm nội địa, vi phạm nguyên tắc của WTO, New Zealand đã yêu cầu tham vấn đối với nước này.

e. Cộng đồng Châu Âu đã yêu cầu tham vấn đối với Argentina khi cho rằng các biện pháp mà nước này áp dụng với sản phẩm da bò và da thành phẩm nhập khẩu từ một số nước trong EU đã vi phạm nguyên tắc của WTO.Theo đó, Cộng đồng Châu Âu kiện việc Argentina đánh thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu da thành phẩm với thuế giá trị gia tăng 9% và thuế trước thu nhập 3% dựa trên giá trị nhập khẩu là vi phạm khoản 2, Điều 3 của GATT 1994, dù cho trước đó nước này đã có cam kết biểu thuế tối đa với loại sản phẩm này là 9%.

Lời giải:

- Trường hợp a. Phù hợp với các nguyên tắc của WTO vì khi gia nhập, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với Việt Nam, tận dụng cơ hội này, Việt Nam đã đến được với các khách hàng ở những thị trường lớn và trở thành nước xuất khẩu cà phê, chè lớn trên thế giới.

- Trường hợp b. Phù hợp với các nguyên tắc của WTO vì gỡ bỏ hàng rào thuế quan là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, bao gồm Việt Nam nhằm thực thi nguyên tắc tự do hoa thương mại, chống chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại.

- Trường hợp c. Hành vi của Hàn Quốc không phù hợp với các nguyên tắc của WTO, vì quy định về việc dán nhãn, phân phối chuyên biệt đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và nội địa. Hành vi này vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng trong thương mại.

- Trường hợp d. Hành vi của Canada đã vi phạm nguyên tắc của WTO vì việc tài trợ cho các công ty sữa nội địa làm cho giá thành sản phẩm của các công ty này giảm tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa sữa nhập khẩu và trong nước. Hành vi này vi phạm nguyên tắc cạnh tranh công bằng của WTO.

- Trường hợp e. Hành vi của Argentina đã vi phạm nguyên tắc của WTO vì việc đánh thuế hai lần dẫn đến biểu thuế của sản phẩm da thuộc nhập khẩu từ EU cao hơn 9% của biểu thuế cam kết vi phạm nguyên tắc tự do hoa thương mại, gián tiếp tạo ra sự bất bình đẳng giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu.

Luyện tập 3 trang 132 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế hay không.

a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm PN (Quốc tịch Việt Nam) có kí hợp đồng xuất khẩu gạo với đối tác Philippines là Công ty O. Số lượng theo thoả thuận là 500 tấn gạo với giá 900 USD/tấn, tuy nhiên do giá gạo trên thị trường quốc tế giảm mạnh nên Công ty O đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, từ chối nghĩa vụ nhận hàng.

b. Do hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu, Công ty T (Quốc tịch Việt Nam) đã thực hiện hợp đồng uỷ thác cho Công ty Thương mại N (Quốc tịch Việt Nam) xuất khẩu 300 tấn bột ngọt trị giá 312 000 USD cho đối tác tại Singapore là Công ty Ng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Ng tự ý thay đổi thời gian giao hàng đã giao kết trong hợp đồng trước đó nên Công ty Thương mại N tuyên bố đối tác vi phạm hợp đồng.

c. Công ty U tại Philippines và Công ty thép D (có trụ sở tại Việt Nam) kí hợp đồng mua bán 6 000 tấn thép ngày 12 - 6 với giá trị hợp đồng 2 430 000 000 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép D không giao hàng theo đúng số lượng, thời hạn ghi trong Hợp đồng mua bán.

d. Ngày 7- 6, bên mua là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên PH (Quốc tịch Việt Nam) và bên bán là Công ty M (Quốc tịch Bờ Biển Ngà) kí hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế số FARCOM/RCN/INC/036/2011. Theo nội dung Hợp đồng mua bán, bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Bờ Biển Ngà, số lượng là 1 000 tấn x 1 385,50 USD/tấn theo tiêu chuẩn chất lượng như sau: thu hồi số hạt tối đa là 205 hạt/kg, độ ẩm tối đa là 10%. Tuy nhiên, sau khi được giám định bởi VinaControl, tại thời điểm giao hàng, hạt điều không đạt chất lượng như cam kết trong hợp đồng.

e. Ngày 5 - 6, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại H (Quốc tịch Trung Quốc) kí hợp đồng mua bán hàng hoá là thuốc bảo vệ thực vật với Công ty trách nhiệm hữu hạn VP (Quốc tịch Việt Nam) theo hợp đồng mua bán số GE6-076/06-17, giá trị hợp đồng 40 400 USD. Sau khi kí kết hợp đồng, bên bán giao hàng theo quy định của hợp đồng. Mặc dù bên bán đã nhiều lần yêu cầu bên mua in Trai sand! thanh toán tiền, nhưng bên mua không thanh toán tiền mua hàng và còn chuyển nhượng công ty cho cá nhân, tổ chức khác để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, do vậy đã gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho bên bán.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của công ty O vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết vì đã từ chối nghĩa vụ nhận hàng của mình.

- Trường hợp b. Hành vi của công ty Ng vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết vì tự ý thay đổi thời gian giao hàng đã giao kết trong hợp đồng mà không có sự đồng ý của đối tác.

- Trường hợp c. Hành vi của công ty D đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc tuân thủ hợp đồng khi không giao hàng theo đúng số lượng, thời gian như đã cam kết, hành vi này sẽ gây thiệt hại cho đối tác.

- Trường hợp d. Hành vi của công ty M vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết vì giao hàng không đạt chất lượng như cam kết trong hợp đồng.

- Trường hợp e. Hành vi của công ty VP đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết khi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, gây thiệt hại cho đối tác.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 133 KTPL 12: Em và các bạn hãy tìm hiểu về việc thực hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của các quốc gia thành viên WTO và trình bày trước lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã tạo điều kiện cho hàng hóá của các nước thành viên WTO được nhập khẩu với số lượng không hạn chế vào thị trường Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 133 KTPL 12: Em hãy thực hiện một sơ đồ tư duy về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Sơ đồ về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế

Em hãy thực hiện một sơ đồ tư duy về các nguyên tắc của hợp đồng thương mại

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế

Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia

Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

Biểu tượng của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)

- Nguyên tắc 1. Không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này được thể hiện qua quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia của WTO.

+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc tức là các ưu đãi dành cho hàng hoá, dịch vụ của quốc gia thành viên này cũng được áp dụng cho các quốc gia thành viên khác bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

+ Chế độ đãi ngộ quốc gia nghĩa là không có phân biệt đối xử giữa hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác và sản phẩm sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường nội địa của các thành viên WTO,

- Nguyên tắc 2. Tự do hoá thương mại:

+ Nguyên tắc này được thể hiện thông qua việc các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường khi tham gia WTO, các nước có nghĩa vụ gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, không áp dụng hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn cho phép những ngoại lệ nhất định.

+ Nguyên tắc tự do hoá thương mại là nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế tự do đa phương.

- Nguyên tắc 3. Cạnh tranh công bằng:

+ Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia thành viên WTO phải tự do cạnh tranh trong điều kiện công bằng.

+ Ngoại lệ của nguyên tắc này cho phép các nước áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại khi nền sản xuất hàng hoá trong nước bị đe doạ tổn thương bởi hàng nhập khẩu.

- Nguyên tắc 4. Minh bạch, ổn định trong thương mại: Nội dung nguyên tắc là nghĩa vụ minh bạch hoá các chính sách kinh tế của các nước thành viên, cam kết không có những thay đổi bất lợi cho thương mại, nếu có sự thay đổi phải thông báo trước, tham vấn và bãi trừ.

- Nguyên tắc 5. Ưu đãi nước đang phát triển, chậm phát triển: WTO có các ưu đãi và biện pháp hỗ trợ các quốc gia đang phát triển là thành viên của mình như: đưa ra những quy định ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển; thành lập các cơ quan chuyên trách hỗ trợ các nước đang và chậm phát triển;...

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế

- Nguyên tắc 1. Tự do giao kết hợp đồng: Các bên được toàn quyền quyết định về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng, nhưng không được vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

- Nguyên tắc 2. Thiện chí, trung thực: Việc giao kết hợp đồng thương mại quốc tế phải dựa trên cơ sở thiện chí, trung thực, không chứa đựng sự lừa dối, tôn trọng lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và các bên tham gia giao kết hợp đồng. Nguyên tắc này không thể bị hạn chế hay loại trừ.

- Nguyên tắc 3. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết: Các bên thực hiện có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết trong hợp đồng như: về hàng hoá, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức,... Nếu vi phạm cam kết thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

Hợp đồng quốc tế được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng (minh họa)

Đánh giá

0

0 đánh giá