15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 15 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

299

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Câu 1. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến vấn đề gì?

Thông tin. Vào cuối năm 2023, trước tình hình tại Myanmar có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ an toàn tính mạng của công dân Việt Nam tại khu vực này, Bộ Công an đã phối hợp với Cục Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh, cấp hộ chiếu và tổ chức các chuyến bay đưa hàng trăm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước.

Nguồn: dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế và pháp puật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống,  trang 115

A. Các hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam tại Myanmar.

B. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar

C. Chính phủ Việt Nam chia sẻ khó khăn với chính quyền Myanmar.

D. Chính sách về cư trú chính trị dành cho người nước ngoài tại Myanmar.

Đáp án đúng là: A

Đoạn thông tin trên đề cập đến các hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam tại Myanmar.

Câu 2. Đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa,… - được gọi là

A. Biên giới quốc gia trên bộ.

B. Biên giới quốc gia trên biển.

C. Biên giới quốc gia trên không.

D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.

Đáp án đúng là: A

Đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa,… - được gọi là biên giới quốc gia trên bộ.

Câu 3. Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời – được gọi là

A. Biên giới quốc gia trên bộ.

B. Biên giới quốc gia trên biển.

C. Biên giới quốc gia trên không.

D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.

Đáp án đúng là: C

Biên giới quốc gia trên không: là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Câu 4. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển là vùng biển nào dưới đây?

A. Lãnh hải

B. Biển quốc tế.                

C. Biển quốc gia.

D. Vùng tiếp giáp nội thuỷ.

Đáp án đúng là: A

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển

Câu 5. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

A. Qua lại liên tục.  

B. Qua lại vô hại.              

C. Qua lại hoà bình.

D. Qua lại tự do.     

Đáp án đúng là: B

Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển

Câu 6. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử,...

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Đáp án đúng là: A

Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như: quyền bầu cử, ứng cử,...

Câu 7. Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng dân cư nào sau dây?

A. Công dân nước sở tại.

B. Người không quốc tịch.

C. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.

D. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.

Đáp án đúng là: C

Theo chế độ đối xử đặc biệt, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng. Chế độ này được dành cho viên chức của các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và viên chức của các tổ chức quốc tế ở nước sở tại.

Câu 8. Đối tượng dân cư nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?

Thông tin. Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.

A. Công dân nước sở tại.

B. Người không quốc tịch.

C. Người lao động nước ngoài.

D. Công dân nước ngoài.

Đáp án đúng là: B

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của bất kì nước nào. Địa vị pháp lí của người không quốc tịch ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.

Câu 9. Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài không bao gồm

A. Chế độ đối xử quốc gia.

B. Chế độ tối huệ quốc.

C. Chế độ đối xử đặc biệt.

D. Chế độ cấm vận, hạn chế.

Đáp án đúng là: D

Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài không bao gồm chế độ cấm vận, hạn chế.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia trong vấn đề cư trú chính trị?

A. Giúp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. Không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.

C. Giúp đỡ những người đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại.

D. Trao quyền cư trú cho mọi công dân nước ngoài.

Đáp án đúng là: D

Quyền cho phép người nước ngoài cư trú chính trị là quyền riêng của mỗi quốc gia, quốc gia có toàn quyền cho phép hoặc từ chối đề nghị cho phép được cư trú chính trị. Song, pháp luật quốc tế yêu cầu các quốc gia giúp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; những người đấu tranh cho sự tiến bộ của thế giới; đồng thời không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.

Câu 11. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm

A. vùng nội thủy và lãnh hải.

B. vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

C. vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.

D. vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đáp án đúng là: A

Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm vùng nội thủy và lãnh hải.

Câu 12. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?

A. Lãnh hải. 

B. Đặc quyền kinh tế.

D. Tiếp giáp lãnh hải.

C. Nội thủy.

Đáp án đúng là: B

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?

A. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

B. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.

D. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.

Đáp án đúng là: A

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

- Thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Câu 14. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển đều có quyền tài phán nào sau đây?

A. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

B. Xử lí các tàu thuyền khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia.

C. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

D. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.

Đáp án đúng là: D

Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển đều có quyền tài phán: nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

1. Công pháp quốc tế về dân cư

a) Chế độ pháp lí của các bộ phận dân cư trong quốc gia

- Dân cư quốc gia là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia, chịu sự quản lí bằng pháp luật của Nhà nước ở quốc gia đó.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia | Kinh tế Pháp luật 12

- Dân cư của quốc gia bao gồm ba bộ phận: Công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không quốc tịch. Mỗi bộ phận đó có chế độ pháp lí riêng phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Chế độ pháp lí của công dân một quốc gia thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của quốc gia dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế đã được quốc gia đó kí kết hoặc công nhận.

- Chế độ pháp lí của công dân khác với các bộ phận khác của dân cư trong quốc gia ở chỗ: Có nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lí mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

- Các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài gồm:

+ Chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá;

+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải;

+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan và nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

- Chế độ pháp lí của người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở một quốc gia về cơ bản tương tự như của người nước ngoài cư trú và sinh sống tại quốc gia đó.

b) Vấn đề cư trú chính trị và bảo hộ công dân

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo,... được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của nước mình.

- Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài cũng như đại diện cho Nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài.

2. Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

- Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó quốc gia duy trì quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư của nó.

- Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện: quyền lực và vật chất.

- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.

- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

- Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia | Kinh tế Pháp luật 12

3. Công pháp quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia

a) Pháp luật quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia

- Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: vùng nội thủy và vùng lãnh hải.

- Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn hoàn và đầy đủ trừ quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.

b) Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia

- Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Trong vùng tiếp giáp lãnh hải quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài nhằm ngăn ngừa và trừng trị một số loại vi phạm pháp luật nhất định xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. Các quốc gia khác được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

- Ở thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình, cho phép đặt tuyến ống dẫn, cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kì vào mục đích gì.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia | Kinh tế Pháp luật 12

- Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ không được cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Trắc nghiệm Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá