15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

175

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1. Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tiếp cận các giá trị văn hoá.

B. Tham quan các di sản văn hoá.

C. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

D. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.

Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.

D. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.

B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

Đáp án đúng là: A

Công dân có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoa; thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ;...

Câu 3. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

Trường hợp. Bà M đã chiếm dụng nhiều khoảng đất trống quanh khu vực Di tích lịch sử K (Di sản văn hóa cấp quốc gia, thuộc địa bàn xã X) để mở hàng quán bán nước cho du khách. Hành vi này đã gây ra cảnh lộn xộn, làm ảnh hưởng đến cảnh quan trang nghiêm của khu di tích. Bức xúc vì hành động trên, anh V đã đề nghị bà M chấm dứt việc xâm hại khu di tích. Tuy nhiên, bà M không đồng ý, mà còn dùng nhiều lời lẽ xúc phạm anh V vì cho rằng: “anh V ghen ăn tức ở”.

A. Bà M.

B. Anh V.

C. Cả bà M và anh V.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Đáp án đúng là: A

Hành vi của bà M  vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. Hành vi này có thể gây ra hậu quả cho xã hội (di tích lịch sử K bị xâm hại) và cho bản thân bà M (phải chịu trách nhiệm pháp lí).

Câu 4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Chôn, lấp, đổ… chất thải đúng nơi quy định.

B. Xử lí chất thải rắn theo đúng quy trình kĩ thuật.

C. Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

D. Xả nước thải, khí thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Đáp án đúng là: D

Khoản 2, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: nghiêm cấm thực hiện hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật ra môi trường.

Câu 5. Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bảo vệ các công trình thủy lợi, đê, bờ kè thoát lũ.

B. Tố cáo hành vi đổ chất thải chưa qua xử lí ra sông.

C. Đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước.

D. Xử lí nước thải đúng quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật.

Đáp án đúng là: C

Khoản 1, Điều 9, Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi: đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Câu 6. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ di sản văn hoá.

B. Tái tạo di sản văn hoá.

C. Sử dụng di sản văn hoá.

D. Chuyển giao di sản văn hoá.

Đáp án đúng là: B

Bảo vệ di sản văn hóa là hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hoá.

B. Nghiên cứu các di sản văn hoá của đất nước.

C. Xử lí hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hoá.

D. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.

Đáp án đúng là: B

Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.

Câu 8. Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

A. Bà C mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Xoan cho trẻ em.

B. Bạn B giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội.

C. Anh P phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.

D. Anh X tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.

Đáp án đúng là: C

Hành vi của anh P đã vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Câu 9. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

D. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.

Đáp án đúng là: D

Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.

Câu 10. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát dân ca quan họ?

Trường hợp. Thấy M hay chọn điệu hát dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, N không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn M chọn những bài hát hiện đại, sôi động. M từ chối và giải thích: “Dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.

A. Bạn M.

B. Bạn N.

C. Cả 2 bạn M và N.

D. Không có bạn nào.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, bạn N chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân ca quan họ.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

B. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,…

D. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 12. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

A. Anh M và ông X.

B. Ông X và anh T.

C. Anh M và anh T.

D. Ông X, anh T và anh M.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, ông X và anh T đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì họ đã: khai thác cát trái phép; không đăng kí, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy,…

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá

- Công dân có quyền:

+ Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hoá;

+ Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

+ Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hoá;

+ Được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo quy định của pháp luật;...

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá;

+ Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

+ Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;...

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Công dân có quyền:

+ Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm;

+ Được khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

+ Được tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cơ quan có thẩm quyền;

+ Được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật,...

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

+ Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác;

+ Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên…

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Trắc nghiệm Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá