15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

245

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Câu 1. Đoạn thông tin sau đề cập đến nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

Thông tin. Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế. Do vậy, các quốc gia sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn.

A. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Đáp án đúng là: B

Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế. Do vậy, các quốc gia sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn - đó là nội dung của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 2. Đoạn thông tin sau đề cập đến nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

Thông tin. Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế như kinh tế, văn hoá, kĩ thuật và thương mại để gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế; khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc còn có nghĩa vụ hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc.

A. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Đáp án đúng là: D

Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế như kinh tế, văn hoá, kĩ thuật và thương mại để gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế; khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc còn có nghĩa vụ hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc - đó là nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

Câu 3. Đoạn trường hợp dưới đây đề cập đến nguyên tắc cơ bản nào trong pháp luật quốc tế?

Thông tin. Tháng 3 năm 2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác chính thức kí kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thực hiện các cam kết về lao động khi gia nhập CPTPP, Việt Nam đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, bổ sung các vấn đề mới liên quan đến các quyền lao động cơ bản (quyển tự do lập hội và thương lượng tập thể thực chất, chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, loại bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, chấm dứt phân biệt dối xử về việc làm và nghề nghiệp); điều kiện lao động (lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp); bảo đảm quyền trong giải quyết tranh chấp lao động ;...

Nguồn: dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 106

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

B. Tận tâm, thiện chí trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Đáp án đúng là: B

Trường hợp trên đề cập đến nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Vì:  Việt Nam tham gia vào một Điều ước quốc tế nội dung có những cam kết mang tính chất nghĩa vụ. Khi tham gia, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết này thể hiện nội dung của nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

A. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.

B. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.

C. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

D. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.

Đáp án đúng là: A

- Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

+ Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế.

+ Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật quốc tế.

Câu 5. Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.

B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.

C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.

D. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.

Đáp án đúng là: C

Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế đã phản ánh: pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.

Câu 6. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

A. Quan hệ quốc tế.

B. Hội nhập quốc tế.

C. Pháp luật quốc tế.

D. Pháp luật quốc gia.       

Đáp án đúng là: C

Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của pháp luật quốc tế?

A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

B. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.

D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Đáp án đúng là: C

- Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau:

+ Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội, ... ) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.

+ Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Câu 8. Đoạn thông tin sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?

Thông tin. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, một điều ước quốc tế song phương được kí kết năm 2000. Quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định này được tiến hành theo trình tự, thủ tục đã được quy định trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia khác được thiết lập trên cơ sở các quy định của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, ...

Nguồn: dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế và pháp puật – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 104

A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

B. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.

D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Đáp án đúng là: A

Nội dung thông tin phản ánh vai trò của luật quốc tế trong điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Câu 9. Tình huống sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?

Tình huống. Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia A và quốc gia B trong nhiều năm mà chưa được giải quyết, quốc gia A đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Quốc gia B đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào pháp luật quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia A tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia B. Quốc gia A buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia B.

Nguồn: dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Cánh diều, trang 107

A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

B. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.

D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Đáp án đúng là: D

Trong vụ việc được nêu ở tình huống, pháp luật quốc tế có vai trò là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Câu 10. Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?

A. 7 nguyên tắc.

B. 8 nguyên tắc.

C. 9 nguyên tắc.

D. 10 nguyên tắc.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật quốc tế có 7 nguyên tắc cơ bản, là:

- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

- Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

1. Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế

- Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

- Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau:

+ Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội,...) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.

+ Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế

- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

- Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

=> Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế | Kinh tế Pháp luật 12

3. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia

- Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

+ Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế.

+ Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật quốc tế.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Trắc nghiệm Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá