Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
I. CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
1. Cảm ứng ở sinh vật là gì?
- Khái niệm: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
- Ví dụ: Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng; rễ cây hướng về phía nguồn nước; khi trời lạnh, da người tím tái, lỗ chân lông thu lại (sởn gai ốc), mặc thêm áo ấm; khi trời nóng, cơ thể người thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng; gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ khi nghe thấy tiếng kêu của gà mẹ; cây trầu bà quấn quanh giá thể để vươn lên cao;…
Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật
2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật
- Vai trò: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: Nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.
Tính cảm ứng của cây với ánh sáng
II. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính là gì?
- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.
- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: Nhện giăng tơ,…
Nhện giăng tơ
+ Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ,…
Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ
- Một số tập tính thường gặp ở động vật: tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư,…
Tập tính di cư của một số động vật
2. Vai trò của tập tính
- Vai trò: Tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng.
- Ví dụ: Chim công đực có tập tính xòe lông đuôi để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản nhằm thu hút bạn tình, kết đôi và sinh sản để duy trì nòi giống.
Chim công đực xòe lông đuôi để thu hút bạn tình
B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Đang cập nhật …
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Lý thuyết Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Lý thuyết Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Lý thuyết Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Lý thuyết Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lý thuyết Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn