10 câu Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 36 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Động vật

3.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 36: Động vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 36: Động vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 36: Động vật

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 36: Động vật

Câu 1: Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài tập trắc nghiệm Động vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. Cá                    B. Lưỡng cư                   C. Bò sát                        D. Thú

Lời giải Cá cóc là đại diện của nhóm lưỡng cư không chân thuộc lớp lưỡng cư

Đáp án: B

Câu 2: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Lời giải Chân khớp, ruột khoang, thân mềm thuộc ngành động vật không xương sống.

Đáp án: A

Câu 3: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống

B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức

C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng

D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây

Lời giải Các ví dụ A, B, C là vai trò của động vật đối với con người.

Đáp án: D

Câu 4: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch                   B. Rắn, cá heo, hổ

C. Ruồi, muỗi, chuột                           D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi

Lời giải Các loài động vật là vật chủ trung gian truyền bệnh thường gặp là: ruồi, muỗi, chuột, dơi.

Đáp án: C

Câu 5: Nhóm các loài chim có ích là?

A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi                  

B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh

C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng

D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công

Lời giải

- Chim sẻ ăn hạt lúa, có hại cho nông nghiệp

- Chim gõ kiến gây hại đồ gỗ, thân cây

- Chim cắt rình bắt gà, vịt con

Đáp án: A

Câu 6: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Lời giải Môi trường sống và số lượng loài là 2 yếu tố chính thế hiện rõ nhất sự đa dạng của các loài động vật.

Đáp án: B

Câu 7: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.                 B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.          D. Sống lâu.

Lời giải Dựa vào việc có hay không có xương sống mà người ta có thể phân chia động vật thành hai ngành chính là ngành động vật không xương sống và ngành động vật có xương sống.

Đáp án: B

Câu 8: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu                      B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ                  D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Lời giải

- Tôm, muỗi, châu chấu thuộc lớp Côn trùng

- Vịt trời thuộc lớp Chim

- Rùa thuộc lớp Bò sát

Đáp án: D

Câu 9: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá                    B. Nhóm chân khớp

C. Nhóm giun                 D. Nhóm ruột khoang

Lời giải Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật. Chúng có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy trên Trái Đất.

Đáp án: B

Câu 10: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài tập trắc nghiệm Động vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. Cá                    B. Thú                  C. Lưỡng cư                   D. Bò sát

Lời giải Cá heo thuộc lớp thú vì chúng hô hấp bằng phổi, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Đáp án: B

Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 36: Động vật

I. Đa dạng động vật

- Động vật xung quanh ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng.

- Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiefu đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

II. Các nhóm động vật

1. Động vật không xương sống

- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

- Động vật không xương sống được chia thành các ngành sau:

* Ruột khoang:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua miệng

+ Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi

+ Đại diện: sứa, thủy tức, hải quỳ…

* Giun dẹp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

+ Một số sống tự do trong nước, đa số sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.

+ Đại diện: sán lá gan, sán dây…

* Giun tròn:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể hình trụ, phần lớn có kích thước nhỏ

+ Sống trong môi trường nước, đất hoặc sống kí sinh

+ Đại diện: giun kim, giun đũa…

* Giun đốt:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thế phân đốt

+ Sống ở môi trường ẩm ướt như: đất ẩm, nước…

+ Đại diện: giun đất, rươi,…

* Thân mềm:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể mểm, được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng

+ Có nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ

+ Phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn

+ Đại diện: trai, ốc, mực…

* Chân khớp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Phần phụ phân đốt, khớp động với nhau

+ Sống ở nhiều môi trường, kể cả kí sinh trên cơ thể sinh vật khác

+ Đại diện: tôm, châu chấu, ve…

2. Động vật có xương sống

* Các lớp cá:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cá sống ở nước

+ Hô hấp bằng mang

+ Di chuyển bằng vây

+ Có hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước

+ Gồm hai lớp chính là lớp cá sụn và lớp cá xương

* Lớp lưỡng cư

Động vật | Kết nối tri thức

+ Sống ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, đầm lầy

+ Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang

+ Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi

+ Đại diện: cóc, ếch, ễnh ương…

* Lớp bò sát:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Hô hấp bằng phổi

+ Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng bao phủ

+ Hầu hết bò sát có 4 chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến (trăn, rắn)

+ Đại diện: rùa, cá sấu, thằn lằn…

* Lớp chim:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Có lông vũ bao phủ cơ thể

+ Chi trước biến đổi thành cánh

+ Hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí thích nghi với đời sống bay lượn

+ Đại diện: chim bồ câu, hải âu, đà điểu…

* Lớp động vật có vú (thú):

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể phủ lông mao

+ Hô hấp bằng phổi

+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa

+ Đại diện: thỏ, voi, hổ…

III. Vai trò của động vật

1. Vai trò đối với tự nhiên

Động vật | Kết nối tri thức

- Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các laoif trong hệ sinh thái

- Nhiều loài động vật có khả năng cải tạo đất

- Một số loài giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt

2. Vai trò đối với con người

Động vật | Kết nối tri thức

- Cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người

- Một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và trang sức

- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người

- Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng

IV. Tác hại của động vật

Động vật | Kết nối tri thức

- Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người và động vật

- Một số loài là vật trung gian truyền bệnh

- Một số loài gây hại cho cây trồng và vật nuôi

Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 34: Thực vật

Trắc nghiệm Bài 36: Động vật

Trắc nghiệm Bài 38: Đa dạng sinh học

Trắc nghiệm Bài 40: Lực là gì?

Trắc nghiệm Bài 41: Biểu diễn lực

Đánh giá

0

0 đánh giá