Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 36 (Kết nối tri thức): Động vật

Tải xuống 8 3.3 K 12

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 36: Động vật chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Động vật

Mở đầu trang 125 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6: Chỉ ra các loài em cho là động vật trong hình bên và gọi tên các loài em biết. Vì sao em lại xếp chúng vào nhóm động vật?

Chỉ ra các loài em cho là động vật trong hình bên và gọi tên các loài em biết

Lời giải:

- Các động vật có trong hình là: vịt, ếch, cá, chuồn chuồn, ốc, nòng nọc,…

- Xếp chúng vào nhóm động vật vì chúng lá các sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng và có khả năng di chuyển.

Hoạt động 1 trang 125 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6: Thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

Các loài động vật có thể sống ở đâu? Hãy kể tên một số loài động vật sống ở những nơi đó và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau: Các loài động vật có thể sống ở đâu

Lời giải:

Môi trường sống

Loài động vật

Nước ngọt

Cá chép, tôm sông, ốc bươu vàng…

Nước mặn

Sứa, cá mập, tôm hùm, cá đuối,…

Trên cạn

Chó, mèo, khỉ, hổ, báo, sói, sư tử,…

Câu hỏi 1 trang 127 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Kể thêm những loài thân mềm, chân khớp mà em biết.

Lời giải:

- Thân mềm: ngao, sò, hến, ngán, ốc sên, hàu,…

- Chân khớp: tôm hùm, ong, muỗi, bọ ngựa, bướm,…

Hoạt động 2 trang 127 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6: Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào.

Lời giải:

Từ khóa là dấu hiệu nhận biết từng ngành động vật không xương sống:

- Ngành Ruột khoang: ruột hình túi, cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Ngành giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

- Ngành Giun tròn: cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu

- Ngành giun đốt: cơ thể phân đốt

- Ngành Thân mềm: cơ thể mềm, thường được bao trong lớp vỏ cứng

- Ngành Chân khớp: phần phụ phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động

Hoạt động 3 trang 127 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Dựa vào câu trả lời ở câu 1, hãy quan sát hình 36.7 và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở.

Dựa vào câu trả lời ở câu 1, hãy quan sát hình 36.7 và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở

Lời giải:

Tên loài

Đặc điểm nhận biết

Ngành

Sứa

Ruột hình túi, cơ thể hình dù đối xứng tỏa tròn

Ruột khoang

Châu chấu

Có hai đôi cánh, ba đôi chân, chân phân đốt, khớp động với nhau

Chân khớp

Hàu biển

Thân mềm, nằm trong hai mảnh vỏ

Thân mềm

Rươi

Cơ thể phân đốt

Giun đốt

Câu hỏi 2 trang 128 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Em hãy lấy thêm ví dụ về các loài cá mà em biết.

Lời giải:

Các loài cá mà em biết là: cá mập, cá hồi, cá chuồn, các song, cá thu, cá chim,…

Câu hỏi 3 trang 128 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Ếch đồng thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm ướt thì nó có sống được không? Vì sao?

Lời giải:

Nếu nuôi ếch ở môi trường thiếu ẩm ướt, ếch sẽ không sống được vì:

- Mặc dù có thể hô hắp bằng phổi nhưng ếch vẫn hô hấp chủ yếu qua da  nên khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da.

- Khi ở môi trường khô ráo thì da sẽ bị khô. Khi đó, ếch sẽ không thực hiện được hô hấp, dẫn đến việc bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể trao đổi khí.

Câu hỏi 4 trang 129 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Cá heo và cá voi cùng sống dưới nước và cùng được gọi là cá, tuy nhiên chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp động vật có vú. Em hãy tìm hiểu về hai loài trên và giải thích vì sao chúng lại không được xếp vào các lớp Cá.

Lời giải:

Cá heo và cá voi không được xếp vào các lớp Cá vì:

- Thở bằng phổi

- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh 

- Là động vật máu nóng hằng nhiệt

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Hoạt động 4 trang 131 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? Hãy kể tên sản phẩm có nguồn gốc từ đông vật mà em đã sửa dụng.

Lời giải:

- Vai trò của động vật trong cuộc sống hằng ngày của em:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm cảnh, làm bạn

+ Tiêu diệt côn trùng gây hại

Hoạt động 5 trang 131 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Dựa vào thông tin đã học và hình 36.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các trong bảng và hoàn thành vào vở theo mẫu sau.

Dựa vào thông tin đã học và hình 36.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các trong bảng

Lời giải:

Vai trò của động vật

Tên các loài động vật

Thực phẩm

Bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng…

Dược phẩm

Ong, ve, cá mập, gấu, trăn,…

Nguyên liệu sản xuất

Ngỗng, dê, cừu, cá sấu, bò…

Giải trí – thể thao

Cá heo, ngựa, chó, mèo, chim, cá…

Học tập – nghiên cứu khoa học

Ếch đồng, chuột bạch,…

Bảo vệ an ninh

Chó

Các vai trò khác

Chim bắt sâu bọ, trâu, bò kéo cày,…

Câu hỏi 5 trang 131 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Quan sát hình 36.17, nêu tác hại của động vật đối với thực vật.

Lời giải:

Tác hại của động vật với thực vật:

- Hút nhựa, ăn lá cây

- Kí sinh gây hại cây

Câu hỏi 6 trang 131 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Em hãy kể thêm các loài động vật gây hại trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Lời giải:

Tên một số loài động vật gây hại:

- Chuột phá hoại mùa màng

- Muỗi, ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh

- Ốc sên, sâu bướm ăn lá cây

Câu hỏi 7 trang 131 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6Khi ăn các loại thức ăn kém vệ sinh chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng sán còn sống sẽ đi vào cơ thể người và sinh sôi, phát triển gây bệnh khiến cơ thể gầy yếu, thiếu máu,… Em hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán.

Khi ăn các loại thức ăn kém vệ sinh chưa được nấu kĩ, trứng giun

Lời giải:

Các biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán:

- Rửa tay thường xuyên (đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

- Ăn chín uống sôi

- Hạn chế ăn rau sống

- Tẩy giun 6 tháng một lần

Em có thể 1 trang 132 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6: Phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, ngành khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài

Em có thể 2 trang 132 Bài 36 Khoa học tự nhiên lớp 6: Biết cách phòng tránh các bệnh giun, sán.

Lý thuyết Bài 36: Động vật

I. Đa dạng động vật

- Động vật xung quanh ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng.

- Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiefu đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

II. Các nhóm động vật

1. Động vật không xương sống

- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

- Động vật không xương sống được chia thành các ngành sau:

* Ruột khoang:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua miệng

+ Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi

+ Đại diện: sứa, thủy tức, hải quỳ…

* Giun dẹp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

+ Một số sống tự do trong nước, đa số sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.

+ Đại diện: sán lá gan, sán dây…

* Giun tròn:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể hình trụ, phần lớn có kích thước nhỏ

+ Sống trong môi trường nước, đất hoặc sống kí sinh

+ Đại diện: giun kim, giun đũa…

* Giun đốt:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thế phân đốt

+ Sống ở môi trường ẩm ướt như: đất ẩm, nước…

+ Đại diện: giun đất, rươi,…

* Thân mềm:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể mểm, được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng

+ Có nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ

+ Phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn

+ Đại diện: trai, ốc, mực…

* Chân khớp:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Phần phụ phân đốt, khớp động với nhau

+ Sống ở nhiều môi trường, kể cả kí sinh trên cơ thể sinh vật khác

+ Đại diện: tôm, châu chấu, ve…

2. Động vật có xương sống

* Các lớp cá:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cá sống ở nước

+ Hô hấp bằng mang

+ Di chuyển bằng vây

+ Có hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước

+ Gồm hai lớp chính là lớp cá sụn và lớp cá xương

* Lớp lưỡng cư

Động vật | Kết nối tri thức

+ Sống ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, đầm lầy

+ Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang

+ Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi

+ Đại diện: cóc, ếch, ễnh ương…

* Lớp bò sát:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Hô hấp bằng phổi

+ Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng bao phủ

+ Hầu hết bò sát có 4 chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến (trăn, rắn)

+ Đại diện: rùa, cá sấu, thằn lằn…

* Lớp chim:

Động vật | Kết nối tri thức

+ Có lông vũ bao phủ cơ thể

+ Chi trước biến đổi thành cánh

+ Hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí thích nghi với đời sống bay lượn

+ Đại diện: chim bồ câu, hải âu, đà điểu…

* Lớp động vật có vú (thú):

Động vật | Kết nối tri thức

+ Cơ thể phủ lông mao

+ Hô hấp bằng phổi

+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa

+ Đại diện: thỏ, voi, hổ…

III. Vai trò của động vật

1. Vai trò đối với tự nhiên

Động vật | Kết nối tri thức

- Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các laoif trong hệ sinh thái

- Nhiều loài động vật có khả năng cải tạo đất

- Một số loài giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt

2. Vai trò đối với con người

Động vật | Kết nối tri thức

- Cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người

- Một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và trang sức

- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người

- Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng

IV. Tác hại của động vật

Động vật | Kết nối tri thức

- Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người và động vật

- Một số loài là vật trung gian truyền bệnh

- Một số loài gây hại cho cây trồng và vật nuôi

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống