10 câu Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 6 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Đo khối lượng

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Đo khối lượng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 6: Đo khối lượng

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 6: Đo khối lượng

Câu 1. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 302g

B. 200g

C. 105g

D. 298g

Trả lời

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g thì kết quả của vật phải chia hết cho 10g.

Chọn đáp án B

Câu 2. Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g. ĐCNN của cân đã dùng là?

A. 1 g

B. 2 g

C. 3 g

D. 5 g

Trả lời

Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g, số này chia hết cho 1g.

=> ĐCNN của cân đã dùng là 1g.

Chọn đáp án A

Câu 3. Có các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (2). (1), (3), (5), (4)

C. (2). (1), (3), (4), (5)

D. (1), (2), (3), (5), (4)

Trả lời

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện các bước như sau:

- Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

- Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

- Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

- Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

- Đọc và ghi kết quả đo.

Chọn đáp án B

Câu 4. Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

A. Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

B. Để vật cân bằng trên đĩa cân.

C. Đọc kết quả khi cân ổn định.

D. Cả 3 phương án trên.

Trả lời

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

- Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng

- Để vật cân bằng trên đĩa cân

- Đọc kết quả khi cân ổn định

Chọn đáp án D

Câu 5. Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. Mét khối (m3)

B. Lạng

C. Tấn

D. Yến

Trả lời

A – Đo thể tích

B – Đo khối lượng

C - Đo khối lượng

D - Đo khối lượng

Chọn đáp án A

Câu 6. Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây?

A. Kilôgam

B. Gam

C. Tấn

D. Lạng

Trả lời

Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị kilôgam, kí hiệu là kg.

Chọn đáp án A

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mọi vật đều có khối lượng.

B. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.

C. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.

D. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,… .

Trả lời

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật

D - Đúng

Chọn đáp án C

Câu 8. Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

A. Tấn

B. Tạ

C. Lạng

D. Gam

Trả lời

Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn: gam, lạng, tạ, tấn.

1 lạng = 100 g

1 tạ = 100 kg = 100 000 g

1 tấn = 1000 kg = 1000 000 g

Chọn đáp án A

Câu 9. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. Cân Rô – béc – van

B. Cân y tế

C. Cân điện tử

D. Cân tạ

Trả lời

Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác ta nên dùng cân điện tử vì nó hiển thị số đo và có độ chính xác cao.

A – Thường sử dụng trong phòng thí nghiệm

B – Thường sử dụng ở cơ sở ý tế

C – Thường sử dụng ở các cửa hàng tạp hóa

D – Thường cân các vật có khối lượng lớn

Chọn đáp án C

Câu 10. Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ:

A. Thể tích của cả túi nước giặt.

B. Thể tích của nước giặt trong túi giặt.

C. Khối lượng của cả túi nước giặt.

D. Lượng nước giặt có trong túi .

Trả lời

Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ lượng nước giặt có trong túi.

Chọn đáp án D

Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 6: Đo khối lượng

I. Đơn vị khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

+ Một số đơn vị đo khối lượng khác:

1 miligam (mg) = 0,001 g

1 gam (g) = 0,001 kg

1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

1 tạ = 100 kg

1 tấn (1 t) = 1000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân đòn: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

III. Cách đo khối lượng

1. Dùng cân đồng hồ

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

2. Dùng cân điện tử

Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau:

- Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.

- Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.

- Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo).

Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Đo chiều dài

Trắc nghiệm Bài 6: Đo khối lượng

Trắc nghiệm Bài 7: Đo thời gian

Trắc nghiệm Bài 8: Đo nhiệt độ

Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất

Đánh giá

0

0 đánh giá