Lý thuyết KHTN 9 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024): Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

642

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Đang cập nhật …

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không thuộc nhóm các dụng cụ thí nghiệm quang học?

A. Cuộn dây dẫn có hai đèn LED.

B. Nguồn sáng. 

C. Bản bán trụ và bảng chia độ.

D. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính. 

Đáp án đúng là: A

Sử dụng cuộn dây dẫn có hai đầu dây nối với hai đèn LED mắc song song, ngược cực theo sơ đồ để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học | Khoa học tự nhiên 9

Câu 2: Thiết bị sau đây được sử dụng để làm gì? 

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học | Khoa học tự nhiên 9

A. Đo cường độ dòng điện. 

B. Đo hiệu điện thế. 

C. Phát hiện dòng điện cảm ứng. 

D. Đo điện trở trong mạch điện xoay chiều. 

Đáp án đúng là: C

Điện kế là dụng cụ dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 3: Dụng cụ nào sau đây có thể dùng để tạo ra tia sáng? 

A. Thấu kính phân kì. 

B. Màn chắn.

C. Gương phẳng. 

D. Đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. 

Đáp án đúng là: D

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng ta có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp.

Câu 4: Dụng cụ nào dùng để đọc giá trị góc tới, góc phản xạ?

A. Khe hẹp F. 

B. Giá quang học. 

C. Lăng kính. 

D. Bảng chia độ.

Đáp án đúng là: D

Bảng chia độ được sử dụng để đọc giá trị góc tới, góc phản xạ, góc khúc xạ khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 5: Tiêu bản nhiễm sắc thể người được sử dụng thực hành cho chủ đề: 

A. Năng lượng.

B. Trái đất và bầu trời.

C. Chất và sự biến đổi của chất.

D. Vật sống.

Đáp án đúng là: D

Tiêu bản nhiễm sắc thể người được sử dụng thực hành cho chủ đề vật sống.

Câu 6: Đâu không phải là dụng cụ thí nghiệm quang học?

A. Lăng kính.

B. Tiêu bản nhiễm sắc thể người.

C. Thấu kính hội tụ.

D. Thấu kính phân kì.

Đáp án đúng là: B

Các dụng cụ thí nghiệm quang học thường dùng: Nguồn sáng, bảng chia độ, đèn pin, thấu kính, lăng kính.

Câu 7: Chức năng của bát sứ là gì?

A. Trộn hoặc đun nóng chảy các chất rắn, cô đặc dung dịch. 

B. Rót chất lỏng hoặc dùng để lọc. 

C. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng.

D. Đun nóng và chưng cất dung dịch.

Đáp án đúng là: A

Bát sứ: trộn hoặc đun nóng chảy các chất rắn, cô đặc dung dịch. Thực hiện một số phản ứng tỏa nhiệt mạnh.

Câu 8: Đâu không phải là cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm? 

A. Bảo quản trong chai hoặc lọ có nắp đậy. 

B. Dán nhãn ghi thông tin về hóa chất. 

C. Đựng trong các lọ tối màu với những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng. 

D. Bảo quản hóa chất trong túi nilong. 

Đáp án đúng là: D

Các hóa chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hóa chất.

Câu 9: Tên gọi của dụng cụ này là gì? 

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học | Khoa học tự nhiên 9

A. Thấu kính.

B. Lăng kính.

C. Lamen. 

D. Lam kính.

Đáp án đúng là: B

Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất thường có dạng lăng trụ tam giác.

Câu 10: Đồng hồ đo điện đa năng không đo được đại lượng nào sau đây?

A. Cường độ dòng điện.

B. Hiệu điện thế.

C. Công suất.

D. Điện trở.

Đáp án đúng là: C

Đồng hồ đo điện đa năng cho phép đo được các đại lượng như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở.…..

Công suất được tính bằng công thức  

Câu 11: Trong môn Khoa học tự nhiên 9, học sinh sẽ được thực hiện nhiều thí nghiệm với dụng cụ khác nhau.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ đề tiến hóa.

   

b. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính gồm TKHT, TKPK, màn chắn, đèn và khe hình chữ F.

   

c. Dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng.

   

d. Hóa chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tùy theo tính chất và mục đích khác nhau.

   

Đáp án đúng là: a - Sai; b - Đúng; c – Đúng; d – Đúng

a - Sai. Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ đề vật sống.

b – Đúng. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính gồm TKHT, TKPK, màn chắn, đèn và khe hình chữ F.

c – Đúng. Dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng.

d – Đúng. Hóa chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tùy theo tính chất và mục đích khác nhau.

Câu 12: Viết báo cáo và thuyết trình một vấn đề khoa học.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đày đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học.

   

b. Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm 5 phần.

   

c. Giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích nói lên nội dung nghiên cứu của bài báo.

   

d. Tiêu đề bài báo cáo càng chi tiết, rõ ràng, càng tốt.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Sai; c – Sai; d - Sai

a - Đúng. Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đày đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học.

b - Sai. Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm 7 phần: mở đầu, mục tiêu, giả thuyết khoa học, thiết bị và vật liệu, phương pháp thực hiện, kết quả và thảo luận, kết luận.

c - Sai. Giả thuyết khoa học nhằm đưa ra những dự đoán ban đầu cho việc nghiên cứu.

d - Sai. Tiêu đề bài báo cáo mô tả một cách ngắn gọn nội dung nghiên cứu của bài báo.

Câu 13: Để thuyết trình một vấn đề khoa học có chất lượng tốt, ta cần chuẩn bị như thế nào?

Đáp án đúng là: Cần chuẩn bị kĩ bài thuyết trình một cách ngắn gọn, phản ánh đầy đủ thông tin những điểm chính trong bài báo cáo.

Câu 14: Vì sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng? 

Đáp án đúng là: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất.

Giải thích:

Nhãn hoá chất thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hoá chất, giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát …

Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng, không sử dụng hoá chất không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất.

Câu 15: Thông thường cấu trúc bài báo cáo khoa học gồm mấy phần? Mục nào trong cấu trúc bài báo cáo khoa học thể hiện điều mà nhà nghiên cứu hướng đến khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình?   

Đáp án đúng là:

Thông thường cấu trúc bài báo cáo khoa học gồm 7 phần: mở đầu, mục tiêu, giả thuyết khoa học, thiết bị và vật liệu, phương pháp thực hiện, kết quả và thảo luận, kết luận.

Mục tiêu nghiên cứu là phần quan trọng, thể hiện điều mà nhà nghiên cứu hướng đến khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá