Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam

62

Với giải Câu hỏi 2 trang 96 Bài 18 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Câu hỏi 2 trang 96 Lịch Sử 9: Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam.

Trả lời:

- Trong những năm 1986 – 1991, công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực; giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo tiền đề để Việt Nam tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam cũng còn một số hạn chế cần khắc phục, như:

+ Đất nước lúc này chưa ra khỏi khủng hoảng về kinh tế-xã hội.

+ Nền kinh tế phát triển vẫn mất cân đối, chỉ số lạm phát còn ở mức cao.

+ Nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết như: sự bất hợp lí của chế độ tiền lương có dấu hiệu gia tăng, phân hoá giàu-nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn...

Lý thuyết Công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 1991

a) Nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu.

+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã diễn ra → tạo điều kiện cho các nước mở rộng quan hệ quốc tế.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Những sai lầm về chủ trương, chính sách trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985) → Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội.

+ Việt Nam đang có những bất lợi trong quan hệ quốc tế (với Mĩ, Trung Quốc, ASEAN,...) → cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại.

→ Đổi mới là quy luật tất yếu của thời đại, là vấn đề sống còn của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

b) Nội dung đường lối đổi mới

- Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986).

- Đường lối đổi mới tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng: lần VII (tháng 6/1991), lần VIII (tháng 6/1996), lần IX (tháng 4/2001),...

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

- Quan điểm đổi mới:

+ Không thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ.

+ Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, song đổi mới kinh tế là trọng tâm (do xuất phát từ tình hình kinh tế của đất nước).

- Nội dung cụ thể:

+ Kinh tế: 

▪ Xoá bỏ mô hình quân li kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

▪ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

▪ Kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tế đối ngoại.

+ Chính trị

▪ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

▪ Mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

c) Kết quả và ý nghĩa

♦ Kết quả:

- Kinh tế:

+ Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bắt đầu hình thành.

+ Việc thực hiện tốt Ba chương trình kinh tế (Lương thực, thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu) đã giúp phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,...

- Chính trị:

+ Hoạt động của các tổ chức chính trị được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ: tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực của các cơ quan dân cử,...

+ Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, từ đó tạo môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

♦ Hạn chế:

- Đất nước lúc này chưa ra khỏi khủng hoảng về kinh tế-xã hội.

- Nền kinh tế phát triển vẫn mất cân đối, chỉ số lạm phát còn ở mức cao.

- Nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết như: sự bất hợp lí của chế độ tiền lương có dấu hiệu gia tăng, phân hoá giàu-nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn...

♦ Ý nghĩa: Những thành tựu bước đầu của công cuộc Đổi mới đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc để ra và thực hiện đường lối đổi mới, từ đó, đem lại niềm tin và tạo ra sức mạnh cho nhân dân trong giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá

0

0 đánh giá