Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975-1979

65

Với giải Câu hỏi 1 trang 93 Bài 18 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Câu hỏi 1 trang 93 Lịch Sử 9: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975-1979.

Trả lời:

 Bảo vệ biên giới Tây Nam

- Bối cảnh:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chính quyền Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã có nhiều hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, tàn sát dân thường tại Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh,...

+ Trước tình hình này, Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ hành động sai trái của chính quyền Pôn Pốt, thể hiện thái độ thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường thương lượng hoà bình. Tuy nhiên, chính quyền Pôn Pốt đều từ chối và cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12-1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng đơn phương tấn công Tây Ninh để mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, từ ngày 23-12-1978, quân đội Việt Nam mở cuộc tổng phản công và chỉ trong thời gian ngắn đã đánh bại quân xâm lược.

- Ý nghĩa:

+ Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Tạo thời cơ lớn cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.

 Bảo vệ biên giới phía Bắc

- Bối cảnh: Từ năm 1978, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và có nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 17-2-1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân các tình biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trận chiến quyết liệt đã diễn ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,...

+ Trước cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân (5-3-1979). Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối những năm 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

- Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc thắng lợi đã khẳng định ý chí, quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Lý thuyết Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

♦ Bảo vệ biên giới Tây Nam

- Bối cảnh:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chính quyền Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã có nhiều hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, tàn sát dân thường tại Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh,...

+ Trước tình hình này, Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ hành động sai trái của chính quyền Pôn Pốt, thể hiện thái độ thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường thương lượng hoà bình. Tuy nhiên, chính quyền Pôn Pốt đều từ chối và cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12-1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng đơn phương tấn công Tây Ninh để mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, từ ngày 23-12-1978, quân đội Việt Nam mở cuộc tổng phản công và chỉ trong thời gian ngắn đã đánh bại quân xâm lược.

- Ý nghĩa:

+ Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Tạo thời cơ lớn cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Các lực lượng vũ trang Cam-pu-chia cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh, trưa ngày 7-1-1979

♦ Bảo vệ biên giới phía Bắc

- Bối cảnh: Từ năm 1978, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và có nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 17-2-1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân các tình biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trận chiến quyết liệt đã diễn ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,...

+ Trước cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân (5-3-1979). Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối những năm 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

- Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc thắng lợi đã khẳng định ý chí, quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bộ đội Việt Nam bên cột mốc số 0 Lạng Sơn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

♦ Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Việt Nam tiếp tục quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Các đơn vị hành chính được thành lập như: huyện Bạch Long Vĩ (Hải Phòng, huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), huyện Trường Sa (Khánh Hoà)...

+ Nhiều văn bản pháp lí liên quan đến các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được ban hành. Nhiều tuyên bố về chủ quyền biển, đảo của Nhà nước Việt Nam cũng được công khai tại các diễn dàn quốc tế.

- Tuy nhiên, các hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Biển Đông liên tiếp diễn ra, đặc biệt là từ phía Trung Quốc:

+ Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công một số đảo chìm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao).

+ Trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma, chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị bên Việt Nam-Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình,....

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Những người lính hải quân nắm tay nhau tại Khu tưởng niệm Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà)

Đánh giá

0

0 đánh giá