Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
Mở đầu trang 84 Bài 17 Lịch Sử 9: Trong bài thơ chúc Tết năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Theo em, quân dân hai miền Nam, Bắc đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào trong giai đoạn 1965-1975? Thắng lợi nào là dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?
Trả lời:
- Những thắng lợi tiêu biểu trong giai đoạn 1965-1975:
+ Miền Bắc: Chiến thắng Điệnh Biên Phủ trên không (1972)
+ Miền Nam: lần lượt đánh bại các chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
1. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965-1973)
Trả lời:
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ
- Năm 1965, đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ nhằm “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8. Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
- Năm 1965-1967: quân dân Việt Nam lần lượt đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965-1966 (nhằm vào các căn cứ ở Đông Nam Bộ, khu V) và cuộc phản công mùa khô 1966-1967 (với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định") của quân Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn.
- Năm 1968, Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vào hầu khắp các đô thị, tiến công các vị trí đầu não của địch (đêm 30, rạng sáng 31-1). Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã: buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh (1969-1973)
- Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với đấu tranh ngoại giao để đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.
- Thắng lợi trên mặt trận chính trị-ngoại giao:
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.
+ Trong hai ngày 24 và 25 /4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ.
+ Phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn diễn ra mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên,... tại các đô thị diễn ra sôi nổi.
- Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Từ 30/4 đến 30/6/1970, liên quân Việt-Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
+ Từ ngày 12/2/1973 đến 23/3/1971, liên quân Việt-Lào đã đánh bại cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Năm 1972, quân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tiến công chiến lược → buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.
Trả lời:
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Trả lời:
- Những thành tựu tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong giai đoạn 1965-1973:
+ Đánh bại 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.
+ Làm tốt nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
2. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
Trả lời:
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 24-3 kết thúc thắng lợi.
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 21-3, đến ngày 26-3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên dược giải phóng, đến chiều 29-3, Đà Nẵng cũng dược hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 26/4, đến 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay nóc dinh, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại đã thừa thắng tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam toàn thắng.
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Trả lời:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
+ Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
+ Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Trả lời:
- Đối với quốc tế:
+ Tác động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
+ Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Đối với Việt Nam:
+ Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương:
+ Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
+ Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
Trả lời:
Giai đoạn |
Thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam |
1965-1968 |
- Chiến thắng Vạn Tượng (1965) - Đập tan 2 cuộc phản công chiến lược của quân Mĩ trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) - Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) |
1969-1973 |
- Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - Triệu tập Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương - Thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược (1972) |
1973-1975 |
- Chiến thắng Đường 14-Phước Long - Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 |
Trả lời:
- Một số bài hát tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975):
+ Tiến về Sài Gòn (nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước)
+ Đà Nẵng quê ta giải phóng rồi (nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn)
+ Đất nước trọn niềm vui (nhạc sĩ: Hoàng Hà)
+ Cô gái mở đường (nhạc sĩ: Xuân Giao)
+ …
Trả lời:
(*) Tham khảo: những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975):
- Dâng hương, dâng hoa cho các anh hùng, liệt sĩ
- Thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Cố gắng phấn đấu học hành để phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp
- Luôn có tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của tổ quốc và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
1. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965-1973)
a) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)
♦ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ:
- “Chiến tranh cục bộ” là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, chủ yếu được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội tay sai Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu.
- Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định" ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ
- Năm 1965, đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ nhằm “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8. Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
- Năm 1965-1967: quân dân Việt Nam lần lượt đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965-1966 (nhằm vào các căn cứ ở Đông Nam Bộ, khu V) và cuộc phản công mùa khô 1966-1967 (với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định") của quân Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn.
- Năm 1968, Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vào hầu khắp các đô thị, tiến công các vị trí đầu não của địch (đêm 30, rạng sáng 31-1). Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã: buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
Quân Giải phóng Mặt trận Sài Gòn - Gia Định tuyên thệ, nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích
b) Miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ (1969-1973)
♦ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ:
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ" Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
- Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh cũng là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủyếu (quân Mỹ và quân đóng minh rút dần khỏi chiến tranh), phối hợp với hoả lực, không quân Mỹ và vẫn do có văn Mỹ chỉ huy.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh
- Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với đấu tranh ngoại giao để đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.
- Thắng lợi trên mặt trận chính trị - ngoại giao:
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.
+ Trong hai ngày 24 và 25 /4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ.
+ Phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn diễn ra mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên,... tại các đô thị diễn ra sôi nổi.
- Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Từ 30/4 đến 30/6/1970, liên quân Việt - Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
+ Từ ngày 12/2/1973 đến 23/3/1971, liên quân Việt - Lào đã đánh bại cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Năm 1972, quân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tiến công chiến lược → buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.
c) Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và tiếp tục chi viện cho miền Nam (1965-1973)
♦ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất:
- Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8-1964), Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc. Tháng 2-1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất bằng không quân và hải quân.
- Ngay từ ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh, quân dân miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và chi viện cho miền Nam.
- Kết quả:
+ Trong hơn 4 năm, miền Bắc bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, loại khỏi vòng chiến dấu hàng nghìn phi công, bán cháy và chìm 143 tàu chiến.
+ Giao thông vận tải ở miền Bắc vẫn được đảm bảo thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, ngày 1-11-1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
♦ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai:
- Tháng 4-1972, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
- Quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả ngay từ trận đầu, đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972).
- Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại bàn hội nghị và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973).
Máy bay B52 của Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội
♦ Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
- Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
2. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
- Cuối tháng 3-1973, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam nhưng vẫn giữ lại cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở các cuộc hành quân, bình định, lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả các cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm" của địch để bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động tiến công, mở rộng vùng giải phóng.
- Đến cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long (1-1975), Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết tâm hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976 và nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 24-3 kết thúc thắng lợi.
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 21-3, đến ngày 26-3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên dược giải phóng, đến chiều 29-3, Đà Nẵng cũng dược hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 26/4, đến 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay nóc dinh, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại đã thừa thắng tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam toàn thắng.
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
a) Nguyên nhân thắng lợi
♦ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
- Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
♦ Nguyên nhân khách quan:
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Lãnh đạo Cu-ba Phi-đen Cát-xtơ-rô phất cao lá cờ của quân Giải phóng
b) Ý nghĩa lịch sử
♦ Đối với quốc tế:
- Tác động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
♦ Đối với Việt Nam:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 16. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965
Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Bài 19. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Bài 20. Châu Á từ năm 1991 đến nay
Bài 21. Việt Nam từ năm 1991 đến nay