Giải SGK Lịch sử 9 Bài 20 (Kết nối tri thức): Châu Á từ năm 1991 đến nay

235

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Mở đầu trang 100 Bài 20 Lịch Sử 9: Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới. Đông Bắc Á là một khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, chỉ tính riêng ba nền kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm tới 1/5 GDP và 1/4 dân số thế giới vào đầu thế kỉ XXI.

Từ các thông tin trên và quan sát hình 20.1, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về sự phát triển của một số quốc gia và tổ chức đã được đề cập đến từ sau năm 1991.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới. Đông Bắc Á là một khu vực kinh tế quan trọng

Trả lời:

- Từ 1991 đến nay, mặc dù tỉ trọng kinh tế của Nhật Bản suy giảm, song Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới.

- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

- Từ năm 1991 đến nay, tổ chức ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia trong khu vực.

1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay

Câu hỏi 1 trang 101 Lịch Sử 9: Khai thác hình 20.3, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021?

Khai thác hình 20.3, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021

Trả lời:

- Từ năm 1991 đến 2021, nhìn chung, quy mô kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng nhẹ, từ mức 3580 tỉ USD (năm 1991) lên mức 5010 tỉ USD (năm 2021). Tuy nhiên, sự tăng trưởng này diễn ra không đều giữa các năm, các giai đoạn. Cụ thể:

+ Từ 1991 – 2010, quy mô kinh tế Nhật Bản tăng: 2180 tỉ USD

+ Từ 2010 – 2022, quy mô kinh tế Nhật Bản giảm: 750 tỉ USD

Câu hỏi 2 trang 101 Lịch Sử 9: Hãy giới thiệu sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

- Tình hình kinh tế:

+ Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái tăng trưởng yếu ớt.

+ Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới.

+ Năm 2010, vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xác lập trong hơn bốn thập kỉ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt qua.

- Tình hình xã hội:

+ Nhật Bản là quốc gia có chất cuộc sống cao với hệ thống tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo toàn diện.

+ Nhật Bản vẫn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, đạt hơn 39.000 USD; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao, đứng thứ 7 thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (85 tuổi).

Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 9: Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.

Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay

Trả lời:

- Tình hình kinh tế:

+ Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cũng từ đây, Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

+ Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng.

- Tình hình xã hội: Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 9: Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.

2. Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay

Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 9: Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.

+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.

+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.

+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.

+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.

+ Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân), có hiệu lực từ tháng 1-2022, góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Câu hỏi trang 104 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của cộng đồng ASEAN.

Trả lời:

- Sự thành lập: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1997, khi các nhà lãnh đạo thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập.

- Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: xây dựng tổ chức này trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, tháng 1-2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

- Trụ cột của cộng đồng ASEAN:

+ Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới

+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

+ Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung

- Ý nghĩa:

+ Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.

+ Tuy nhiên, Cộng đồng vẫn là sự “thống nhất trong đa dạng” vì vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 104 Lịch Sử 9: Lập bảng tóm tắt tinh hình kinh tế, xã hội của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

 

Kinh tế

Xã hội

Nhật Bản

- Phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái.

- Vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới

- Là quốc gia có chất cuộc sống cao.

- Thu nhập bình quân đầu người và chỉ số HDI ở mức cao.

Hàn Quốc

- Từ năm 1991, trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á.

- Đầu thế kỉ XXI, kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định

- Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

Trung Quốc

- Tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững

 

Luyện tập 2 trang 104 Lịch Sử 9: Vẽ trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Vẽ trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện quá trình phát triển của ASEAN

Vận dụng 1 trang 104 Lịch Sử 9: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu một thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc từ sau năm 1991.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Ngày 16/10/2023, Thần Châu V - tàu không gian có người lái đầu tiên của Trung Quốc đã hạ cánh xuống Nội Mông sau 14 lần bay vòng quanh thế giới với thời gian tổng cộng 21 giờ. Trung Quốc đã thực sự hiện thực hoá khát vọng chinh phục vũ trụ, trở thành thành viên thứ ba sau Nga và Mỹ trong việc khám phá không gian.

Bước đi vĩ đại của ngành hàng không Trung Quốc (TQ) đã không được truyền hình trực tiếp như dự kiến ban đầu, và dù có gây thất vọng trong công chúng nhưng sự thành công của nó đủ làm nguôi ngoai tất cả. Tuy lần này TQ đưa người lên vũ trụ muộn hơn Liên Xô và Mỹ, nhưng trình độ khoa học ở bước khởi đầu cao hơn, chi phí cũng rẻ hơn, dự kiến chỉ khoảng 19 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,5 tỉ USD).

Vận dụng 2 trang 104 Lịch Sử 9: Nêu những việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trọng thời gian tới.

Trả lời:

- Những việc có thể làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới, chẳng hạn như:

+ Nỗ lực học tập, tăng cường sự hiểu biết về ASEAN để có nhận thức đúng, đầy đủ về ASEAN và Cộng đồng ASEAN với mục tiêu, tầm nhìn, bản sắc...;

+ Nỗ lực học tập, trau dồi tiếng Anh để có thể tham gia hoạt động giao lưu với HS của các nước trong khu vực, tăng cường sự hiểu biết về các nước ;

+ Giới thiệu cho các bạn trong khu vực có thêm hiểu biết về Việt Nam;

+ Góp phần củng cố, gia tăng tình đoàn kết giữa các bạn HS ở các nước Đông Nam Á;

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của bạn bè và những người xung quanh trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh…

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay

a) Nhật Bản

- Từ năm 1991 đến nay, nền tế Nhật Bản vẫn chưa thoát trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái tăng trưởng yếu ớt. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới, là quốc gia có chất cuộc sống cao với hệ thống tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo toàn diện.

+ Năm 2010, vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xác lập trong hơn bốn thập kỉ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt qua.

+ Nhật Bản vẫn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, đạt hơn 39.000 USD; chì số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao, đứng thứ 7 thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (85 tuổi).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

b) Hàn Quốc

- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cũng từ đây, Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

- Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng.

- Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

c) Trung Quốc

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.

2. Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay

a) Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.

+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.

+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Lễ kết nạp Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN ngay 23-7-1997

- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.

+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.

+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.

+ Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân), có hiệu lực từ tháng 1-2022, góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

b) Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 đến nay

- Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1997, khi các nhà lãnh đạo thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập.

- Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: xây dựng tổ chức này trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, tháng 1-2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

- Trụ cột của cộng đồng ASEAN:

+ Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới

+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

+ Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung

Ý nghĩa:

Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.

+ Tuy nhiên, Cộng đồng vẫn là sự “thống nhất trong đa dạng” vì vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Cộng đồng ASEAN (minh họa)

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975

Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bài 19. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bài 20. Châu Á từ năm 1991 đến nay

Bài 21. Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Bài 22. Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Đánh giá

0

0 đánh giá