Lý thuyết KHTN 9 Bài 25 (Kết nối tri thức 2024): Nguồn nhiên liệu

333

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu

I. Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên

1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên

- Dầu mỏ là nhiên liệu hoá thạch, có trong vỏ Trái Đất. Thành phần chính của dầu mỏ là hydrocarbon.

- Trong tự nhiên, dầu mỏ thường tập trung thành những khu vực ở trong lòng đất, gọi là các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có ba lớp:

+ Lớp khí ở phía trên gọi là khí mỏ dầu (hay còn gọi là khí đồng hành). Khí mỏ dầu chứa chủ yếu là khí methane (khoảng 75%) và một số hydrocarbon khí khác.

+ Lớp dầu lỏng có hoà tan khí ở giữa là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.

+ Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25: Nguồn nhiên liệu

- Khí thiên nhiên cũng là nhiên liệu hoá thạch ở dưới lòng đất. Trong tự nhiên, khí thiên nhiên tập trung trong các mỏ khí dưới lòng đất hay rải rác thoát ra từ lớp bùn ở đáy ao. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là methane (khoảng 95%) và một số hydrocarbon khác như ethane, propane và butane. Trong khí thiên nhiên cũng có một lượng nhỏ carbon dioxide và nitrogen,…

2. Phương pháp khai thác và chế biến

a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu

Khai thác dầu mỏ và khí mỏ dầu gồm nhiều giai đoạn:

- Khoan, thu dầu và khí.

- Loại bỏ tạp chất để thu được dầu thô, vận chuyển đến nhà máy lọc dầu.

- Tại nhà máy lọc dầu, dầu thô được xử lí chủ yếu bằng phương pháp chưng cất để thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau ở các nhiệt độ khác nhau.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25: Nguồn nhiên liệu

b) Khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên được khai thác bằng cách khoan xuống mỏ khí và khí sẽ tự phun lên do áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển. Sau đó, khí sẽ được vẫn chuyển đến nhà máy để xử lí nhằm đạt được chất lượng mong muốn.

II. Nhiên liệu

1. Khái niệm và phân loại

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

- Dựa trên trạng thái tồn tại, nhiên liệu được phân loại thành nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25: Nguồn nhiên liệu

2. Sử dụng nhiên liệu

- Các nhiên liệu đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của con người:

+ Xe máy, ô tô và máy bay dùng nhiên liệu xăng và dầu hoả.

+ Gas là nhiên liệu chính để sưởi ấm, nấu ăn, vận hành các thiết bị máy.

+ Than là nhiên liệu quan trong cho các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim.

- Lựa chọn nhiên liệu phù hợp và sử dụng nhiên liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

- Nhiên liệu là các chất dễ cháy, vì vậy việc sử dụng và lưu trữ nhiên liệu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn cháy, nổ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá