Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ

97

Với giải Câu hỏi 1 trang 66 Bài 13 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu hỏi 1 trang 66 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ.

Trả lời:

♦ Giai đoạn 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946

- Bối cảnh:

+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.

+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.

+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng

♦ Giai đoạn 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946

- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Lý thuyết Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

♦ Giai đoạn 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946

- Bối cảnh:

+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.

+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.

+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ năm 1945.

♦ Giai đoạn 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946

Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xanh-tơ-ni - đại diện Chính phủ Pháp và lực lượng Đồng minh nghe đọc thông qua bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)

Đánh giá

0

0 đánh giá