Hãy nêu các biện pháp giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc

65

Với giải Câu hỏi trang 64 Bài 13 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử 9: Hãy nêu các biện pháp giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc.

Trả lời:

- Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ. Phong trào Bình dân học vụ phát triển sôi nổi, rộng khắp.

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.

Lý thuyết Giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục

a) Kinh tế

♦ Giải quyết nạn đói:

- Bối cảnh:

+ Nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa được khắc phục, đe doạ nghiêm trọng đời sống nhân dân.

- Biện pháp giải quyết của chính quyền cách mạng:

+ Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương.

+ Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhân dân tích cực hưởng ứng các biện pháp giải quyết nạn đói của chính phủ

♦ Giải quyết khó khăn về tài chính:

- Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.

- Tháng 11-1946, tiền Việt Nam được phép lưu hành trong cả nước nhằm xây dựng nền tài chính độc lập.

- Các ngành công thương nghiệp, giao thông vận tải,... cũng dần được khôi phục.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới công thương Hà Nội trong “Tuần lễ Vàng” ngày 18/9/1945 tại Bắc Bộ phủ

b) Giáo dục, văn hoá

- Bối cảnh: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội, dịch bệnh tràn lan.

- Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ. Phong trào Bình dân học vụ phát triển sôi nổi, rộng khắp.

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm một lớp học Bình dân học vụ

Đánh giá

0

0 đánh giá