Giải SGK Lịch sử 9 Bài 14 (Kết nối tri thức): Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950

267

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950

Mở đầu trang 67 Bài 14 Lịch Sử 9: Trong bức thư gửi Liên hợp quốc (12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước Theo em, vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ vào tháng 12-1946? Trong giai đoạn 1946-1950, quân và dân Việt Nam giành được những thắng lợi nào trên các mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, quân sự,...

Trả lời:

- Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết. Đặc biệt, ngày 17/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội… Do đó, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã nổ ra.

- Trong giai đoạn 1946-1950, quân và dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi quan trọng, ví dụ như:

+ Trên mặt trận quân sự, có: chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947); chiến dịch Biên giới thu – đông (1950); chiến dịch Điện Biên Phủ (1954),…

+ Trên mặt trận chính trị - ngoại giao, có: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951); kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954),…

1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

Câu hỏi 1 trang 68 Lịch Sử 9: Nêu một số hoạt động thể hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp.

Trả lời:

- Một số hoạt động thể hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp:

+ Pháp bội ước, vi phạm các hiệp ước, hiệp định đã kí kết với Việt Nam; liên tiếp có các hành động gây hấn, khiêu khích Việt Nam ở nhiều nơi…

+ Ngày 17 - 12 - 1946, quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (Hà Nội). Ngay sau đó, chúng liên tiếp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội và giành quyền kiểm soát Thủ đô.

Câu hỏi 2 trang 68 Lịch Sử 9: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Trả lời:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược:

+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản. Nhưng thực dân Pháp sau khi đạt được mục tiêu kéo quân ra Bắc, lại bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích.

+ Âm mưu tái chiếm Việt Nam của kẻ thù buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.

=> Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày nội dung và giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày nội dung và giải thích

Trả lời:

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

- Giải thích:

+ Toàn dân: Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

+ Toàn diện: Cuộc kháng chiến diễn ra trên tất cả các mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế,...

+ Trường kì: Cuộc kháng chiến phải tiến hành lâu dài do so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch.

+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế: Vận mệnh của dân tộc phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

2 Một số thắng lợi tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950

Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 9: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).

Trả lời:

- Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950):

+ Di chuyển kịp thời và an toàn các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... lên căn cứ địa Việt Bắc

+ Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố để thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác như Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Ba Lan,... đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 9: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).

Trả lời:

- Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950):

+ Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc. Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.

+ Về công nghiệp: một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến; các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy.... từng bước đi vào hoạt động.

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 9: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận văn hoá, giáo dục trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).

Trả lời:

- Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận văn hóa-giáo dục trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950):

+ Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến tháng 6-1950, khoảng 10 triệu người đã được xoá nạn mù chữ.

+ Cũng trong năm 1950, cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất được triển khai với mục tiêu đưa giáo dục phục vụ tích cực kháng chiến, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ.

Câu hỏi 1 trang 72 Lịch Sử 9: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).

Trả lời:

 Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947)

- Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân Hà Nội và các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chủ động tiến công quân Pháp, tổ chức các trận đánh làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,...

- Cuộc chiến đấu đã giam chân quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau gần ba tháng chiến đấu quyết liệt, lực lượng quân chủ lực của ta đã rút lui an toàn ra vùng hậu phương để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì.

 Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12-1947)

- Âm mưu và hành động của Pháp:

+ Đầu năm 1947, thực dân Pháp âm mưu tiến công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Nam, khoá chặt biên giới Việt-Trung, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ Tháng 10-1947, thực dân Pháp đã huy động khoảng 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công lên Việt Bắc.

- Chủ trương của Đảng: ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

- Diễn biến chính:

+ Ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên Đường số 4, giành thắng lợi lớn tại Bản Sao-đèo Bông Lau.

+ Ở hướng tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, giành thắng lợi quan trọng ở Đoan Hùng, Khe Lau,...

- Kết quả: Sau hơn hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn.

- Ý nghĩa:

+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giúp bộ đội chủ lực trưởng thành và thu được nhiều vũ khí.

+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

 Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (từ tháng 9 đến tháng 10-1950)

- Bối cảnh:

+ Bước sang những năm 1949-1950, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã góp phần mở rộng ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Trong khi đó, Mỹ từng bước can thiệp sâu hơn vào tình hình Đông Dương.

+ Với viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Rơ-ve. Pháp cho tăng cường hệ thống phòng thủ trên Đường số 4, lập hành lang Đông-Tây và chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

- Chủ trương của Đảng: tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch;

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc;

+ Mở đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa;

+ Tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

- Diễn biến chính:

+ Giữa tháng 9, trận tiến công mở đầu chiến dịch của quân ta vào Đông Khê giành thắng lợi.

+ Sau gần một tháng, quân Pháp bị buộc phải rút khỏi các cử điểm trên Đường số 4 như: Cao Bằng, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn...

- Kết quả-Ý nghĩa:

+ Là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam;

+ Giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông-Tây.

+ Làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.

+ Quân đội Việt Nam đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Câu hỏi 2 trang 72 Lịch Sử 9: Vì sao Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược?

Trả lời:

- Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược, vì:

+ Đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam.

+ Thắng lợi của chiến dịch này đã giúp ta giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.

+ Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử 9: Hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta cảng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Trả lời:

- Luận điểm 1: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”

+ Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là tình trạng: ngoại xâm và nội phản. Trong các thế lực ngoại xâm có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hàng đầu.

+ Để tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù; đồng thời kéo dài thời gian hoà hoàn để xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến,… từ 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Việt Nam đã kí kết với Pháp các bản Hiệp định Sơ Bộ; Tạm ước,… trong đó, ta đã nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chính trị,…

+ Những hiệp định, hiệp ước đã kí kết trong năm 1946 là nỗ lực “cứu vãn nền hoà bình” của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Luận điểm 2: “chúng ta cảng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”

+ Thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết. Ngày 17-12-1946, quân Pháp liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô.

+ Âm mưu tái chiếm Việt Nam của kẻ thù buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.

=> Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.

Luyện tập 2 trang 72 Lịch Sử 9: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về các thắng lợi hoặc thành tựu tiêu biểu trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950).

Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về các thắng lợi hoặc thành tựu tiêu biểu

Trả lời:

Lĩnh vực

Thắng lợi/thành tựu tiêu biểu

Chính trị,

ngoại giao

- Di chuyển kịp thời và an toàn các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... lên căn cứ địa Việt Bắc

-  Chính quyền dân chủ nhân dân được kiện toàn và củng cố

- Đầu năm 1950, đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế

Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng.

- Các hoạt động tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.

Văn hoá

- Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh

- Cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất được triển khai

Quân sự

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã cơ bản làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

- Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

- Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950) đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến.

 

Vận dụng trang 72 Lịch Sử 9: Theo em, nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Vì sao?

Trả lời:

- Đường lối kháng chiến toàn dân là đường lối quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Giải thích:

+ Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn những nguyên lí cơ bản về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin với truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha và kinh nghiệm quân sự của một số nước trên thế giới, để giải quyết những vấn đề quân sự do thực tiễn cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược đặt ra.

+ Đường lối đó càng có tác dụng trong việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc để thực hiện thành công công cuộc Đổi mới, chiến thắng đại dịch COVID-19,...

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Những hiệp định, hiệp ước đã kí kết trong năm 1946 là nỗ lực “cứu vãn nền hoà bình” của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời kéo dài thời gian hoà hoàn để xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến.

- Tuy nhiên, thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết. Ngày 17-12-1946, quân Pháp liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô.

Trước tình thế cấp bách, ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc.

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

b) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong:

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946);

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946);

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

2 Một số thắng lợi tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950

a) Chính trị, ngoại giao

- Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, việc di chuyển kịp thời và an toàn các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... lên căn cứ địa Việt Bắc là thắng lợi quan trọng để xây dựng lực lượng chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố để thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

- Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngay sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác như Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Ba Lan,... đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

b) Kinh tế

- Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc. Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. được đã ông nghiệp

Về công nghiệp:

+ Một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến.

+ Các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy.... từng bước đi vào hoạt động.

c) Văn hoá, giáo dục

- Văn hoá, giáo dục được chú trọng nhằm bồi dưỡng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

+ Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai (1948) đã nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá phục vụ cuộc kháng chiến. Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến tháng 6-1950, khoảng 10 triệu người đã được xoá nạn mù chữ.

+ Cũng trong năm 1950, cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất dược triển khai với mục tiêu đưa giáo dục phục vụ tích cực kháng chiến, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ.

d) Quân sự

♦ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947)

- Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân Hà Nội và các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chủ động tiến công quân Pháp, tổ chức các trận đánh làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,...

- Cuộc chiến đấu đã giam chân quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau gần ba tháng chiến đấu quyết liệt, lực lượng quân chủ lực của ta đã rút lui an toàn ra vùng hậu phương để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Chiến sĩ Vệ quốc quân chiến đấu giữ từng căn nhà trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12 - 1946)

♦ Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12-1947)

- Âm mưu và hành động của Pháp:

+ Đầu năm 1947, thực dân Pháp âm mưu tiến công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Nam, khoá chặt biên giới Việt-Trung, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ Tháng 10-1947, thực dân Pháp đã huy động khoảng 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công lên Việt Bắc.

- Chủ trương của Đảng: ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

- Diễn biến chính:

+ Ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên Đường số 4, giành thắng lợi lớn tại Bản Sao-đèo Bông Lau.

+ Ở hướng tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, giành thắng lợi quan trọng ở Đoan Hùng, Khe Lau,...

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông

- Kết quả: Sau hơn hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn.

- Ý nghĩa:

+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giúp bộ đội chủ lực trưởng thành và thu được nhiều vũ khí.

+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

♦ Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (từ tháng 9 đến tháng 10-1950)

- Bối cảnh:

+ Bước sang những năm 1949-1950, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã góp phần mở rộng ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Trong khi đó, Mỹ từng bước can thiệp sâu hơn vào tình hình Đông Dương.

+ Với viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Rơ-ve. Pháp cho tăng cường hệ thống phòng thủ trên Đường số 4, lập hành lang Đông-Tây và chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

- Chủ trương của Đảng: tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch;

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc;

+ Mở đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa;

+ Tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

- Diễn biến chính:

+ Giữa tháng 9, trận tiến công mở đầu chiến dịch của quân ta vào Đông Khê giành thắng lợi.

+ Sau gần một tháng, quân Pháp bị buộc phải rút khỏi các cử điểm trên Đường số 4 như: Cao Bằng, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn...

- Kết quả - Ý nghĩa:

+ Là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam;

+ Giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông-Tây.

+ Làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.

+ Quân đội Việt Nam đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950

Lược đồ chiến dịch biên giới thu - đông

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13. Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 14. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950

Bài 15. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Bài 16. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965

Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975

Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Đánh giá

0

0 đánh giá