Quan sát tư liệu 8.1, hãy giải thích thể nào là tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân ta phải chịu đựng

356

Với giải Câu hỏi trang 38 Bài 8 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu hỏi trang 38 Lịch Sử 9: Quan sát tư liệu 8.1, hãy giải thích thể nào là tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Quan sát tư liệu 8.1, hãy giải thích thể nào là tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân ta phải chịu đựng

Trả lời:

Tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng được hiểu là: nhân dân Việt Nam đồng thời phải gánh chịu sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Lý thuyết Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp-Nhật Bản

- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương thủ tiêu các quyền lợi dân sinh, dân chủ, giải tán các hội ái hữu, bắt giam những người yêu nước. Chính quyền thuộc địa thực thi chính sách "kinh tế chỉ huy", kiểm soát gắt gao hàng hoá, ấn định giá cả, tăng thuế cũ, thêm thuế mới, giảm lương, tăng giờ làm,...

- Tháng 9-1940, quân phiệt Nhật Bản tiến đánh Việt Nam ở Lạng Sơn, rồi từng bước xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi đầu hàng, câu kết với quân Nhật ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương, Việt Nam chịu ách thống trị của cả Pháp và Nhật Bản.

- Về chính trị: cả Nhật Bản và Pháp đều tiến hành phát xít hoá bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong những năm 1936-1939.

- Về kinh tế:

+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường các loại thuế,..;

+ Quân Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt...

=> Những thủ đoạn tàn ác này đã gây nên nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì vào cuối năm 1944-đầu năm 1945.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Chính sách thống trị của Pháp-Nhật đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt. Một số cuộc nổi dậy đầu tiên đã diễn ra, đó là khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn, 9/1940), khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) và binh biến Đô Lương (Nghệ An, 1/1941).

Đánh giá

0

0 đánh giá