Vào hạ trang 137, 138 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

154

Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Vào hạ trang 137, 138 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5.

Tiếng Việt lớp 5 Vào hạ trang 137, 138

Nội dung chính Vào hạ:

Nội dung chính của bài đọc là mô tả cảnh mùa hạ thông qua hình ảnh của thiên nhiên và hoạt động của loài chim và con người. Trong bức tranh thiên nhiên, tác giả mô tả sự tỉnh giấc của mùa hạ thông qua tiếng ve, ánh nắng bắt đầu chiếu rọi lên những tán cây và sự sôi động của loài sẻ rừng. Tiếp đó, một cảm giác vui vẻ, nhộn nhịp của buổi sớm mai được thể hiện qua tiếng ve hòa mình vào khúc tấu của tự nhiên. Điều này tạo nên một bầu không khí sôi động và hân hoan của mùa hạ. Cuối cùng, trong phần kết thúc, tác giả mô tả hình ảnh của đám trẻ trở về sau kì nghỉ hè, thể hiện sự hạnh phúc và sự tươi trẻ của tuổi thơ trong mùa hè, khi tiếng cười của chúng vẫn rộn ràng vang lên trong không gian mùa hạ.

* Khởi động

Câu hỏi (Trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ cảm xúc của em về buổi học cuối cùng.

Trả lời:

Cảm xúc chủ đạo vào buổi học cuối cùng của em là sự tiếc nuối khi phải chia xa thầy cô, bạn bè, trường lớp.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Vào hạ

Tiếng chim tố lốc mở tung cánh cửa của màn đêm. Ánh sáng xiên lên những sườn núi thành hình dài quạt. Rồi nắng rắc vàng lên những tán cây vải hoang. An sau vàm lá là những chiếc mỏ nhỏ và những cặp mắt tinh nhanh của loài sẻ rừng. Cổ và vai mỗi chú sẻ đều choàng một chiếc khăn màu đó bé xíu như hàng trăm đóm lửa đang nhảy nhót, lắp loa trên những tán lá

Một chú ve bắt đầu dạo đàn. Tiếng đàn về ngân lên làm cho bầu không khí của buổi sớm mai thêm vui nhộn. Rồi chủ thứ hai, thứ ba, thứ tư... cùng hoà vào khúc tấu. Cứ như thế những chú ve đắm mình trong bản giao hướng mùa hè. Dàn hợp xưởng ve át cả tiếng chim, kéo dài đến trưa và trở lại vào cuối chiều.

Đã vào hạ. Trời xanh trong vắt khiến ta có cảm tưởng có thể nhìn tít tắp vào vũ trụ không cùng. Tiếng ve vẫn chưa ngót.

Bên dốc núi, đám trẻ trở về bản sau buổi học cuối cùng. Năm học đã khép lại. Thanh âm ríu ra ríu rít của trẻ thơ làm người ta liên tưởng đến đàn chim non sắp sửa ra rằng, bay tới những chân trời rộng mở. Đám trẻ đã đi rất xa, nhưng tiếng nói cười của chúng như vẫn ở lại, rộn rã cả khung trời mùa hạ.

Hữu Vi

Vào hạ lớp 5 (trang 137, 138) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Chim tô lốc: chim gỗ kiến.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (Trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trong đoạn văn đầu, cảnh núi rừng vào sáng sớm được tả đẹp như thế nào?

Trả lời:

Cảnh sáng sớm được miêu tả với tiếng chim mở tung cửa màn đêm, ánh sáng xiên lên những sườn núi thành những hình dài quạt, nắng vàng rắc lên những cây vải hoang, những chú sẻ rừng như những đốm lửa đỏ nhảy nhót sau vàm lá, tiếng ve kêu dạo đàn làm cho không khí buổi sớm mai them vui nhộn.

Câu 2 (Trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cách tả những chú ve và tiếng ve có gì thú vị?

Trả lời:

Cách miêu tả chú ve và tiếng ve đầy sáng tạo và bay bổng khi chú ve như những nhạc công và tiếng ve như bản giao hưởng thực thụ. Loài vật, âm thanh rất đỗi quen thuộc của mùa hè đã hóa thành những buổi biểu diễn nghệ thuật công phu suốt ngày đêm.

Câu 3 (Trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thanh âm của trẻ thơ gợi cho tác giả liên tưởng tới điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Thanh âm của trẻ thơ gợi tác giả liên tưởng đến bầy chim non. Bởi chúng trong sáng, hồn nhiên và vui tươi như tiếng chim ríu rít, và khi lớn khôn, những thanh âm ấy cũng sẽ trưởng thành mà cất cánh bay xa đến những chân trời mới, rộng lớn hơn.

Câu 4 (Trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo em, tác giả muốn gửi gắm tình cảm, cảm xúc gi qua cầu văn cuối bài?

Trả lời:

Tác giả muốn gửi sự yêu thương, trân trọng và niềm hy vọng về tương lai với con trẻ.

Đánh giá

0

0 đánh giá