Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose
A. Lý thuyết Tinh bột và cellulose
1. Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt
- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.
Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose
1. Tinh bột
Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n
Tinh bột gồm amylose và amylopectin.
+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị - glucose
Liên kết với nhau bằng liên kết - 1,4 – glycoside.
+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết - 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết - 1,6 – glycoside.
2. Cellulose
Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n. Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị - glucose, nối với nhau qua liên kết - 1,4 – glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh
2. Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose
Tính chất hóa học của tinh bột
1. Phản ứng với iodine
Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Quá trình này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iodine và ngược lại.
2. Phản ứng thủy phân
Phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra khi có xúc tác acid (hoặc enzyme) và diễn ra qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn trung gian tạo thành dextrin (C6H10O5)x ( x < n) và maltose. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là glucose
Tính chất hóa học của cellulose
1. Phản ứng thủy phân
Cellulose bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch acid vô cơ hoặc có mặt enzyme cellulase (thường có trong dạ dày động vật ăn cỏ). Sản phẩm cuối cùng nhận được khi thủy phân cellulose là glucose
2. Phản ứng với nitric acid
Các nhóm hydroxy trong các đơn vị glucose trong phân tử cellulose trong phản ứng với dung dịch nitric acid đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid đặc, tạo ra các sản phẩm như cellulose trinitrate, cellulose dinitrate tùy thuộc vào điều kiện phản ứng
3. Tác dụng với nước Schweizer
Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer (dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia).
Sơ đồ tư duy Tinh bột và Cellulose
B. Trắc nghiệm Tinh bột và cellulose
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: nhỏ vài giọt dung dịch I2 loãng vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột 2% và mặt cắt củ khoai lang sống. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ I2 cho màu đặc trưng.
B. Phản ứng này dùng để nhận biết tinh bột bằng I2 và ngược lại.
C. Thí nghiệm trên chứng minh tinh bột có nhiều nhóm -OH.
D. Hiện tượng xảy ra là ống nghiệm chứa hồ tinh bột và mặt cắt của củ khoai lang chuyển sang màu tím.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng giữa dung dịch I2 và hồ tinh bột rất nhạy, hiện tượng dễ quan sát nên dùng để nhận biết tinh bột bằng I2 và ngược lại.
Câu 2. Cellulose phản ứng với nitric acid tạo thành sản phẩm nào sau đây?
A. Glucose.
B. Dextrin.
C. Maltose.
D. Cellulose trinitrate.
Đáp án đúng là: D
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
Cellulose trinitrate
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.
B. Cellulose có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Cellulose bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóngtạo ra fructose.
Đáp án đúng là: A
Đúng vì tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.
B. Sai vì cellulose có cấu trúc mạch không phân nhánh, amylopectin của tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Sai vì cellulose bị thủy phân trong môi trường acid đun nóng hoặc bị thủy phân dưới tác dụng của enzyme.
D. Sai vì thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóngtạo ra glucose.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về tinh bột?
A. Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau vì có cùng công thức (C6H10O5)n.
B. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
C. Tinh bột dùng làm lương thực, nguyên liệu sản xuất đường glucose, rượu ethylic .
D. Ở nhiệt độ thường, tinh bột phản ứng với dung dịch iodine tạo hợp chất màu xanh tím.
Đáp án đúng là: A
Tinh bột và cellulose không phải là đồng phân của nhau.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về cellulose không đúng?
A. Cellulosekhông tan trong nước.
B. Celluloselà nguồn nguyên liệu sản xuất giấy.
C. Cellulosecó thể phản ứng với HNO3 đặc/ H2SO4 đặc tạo cellulose trinitrate.
D. Cellulosecó phản ứng màu với dung dịch iodine.
Đáp án đúng là: D
Cellulose không có phản ứng màu với dung dịch iodine.
Câu 6: Phân tử cellulose cấu tạo từ các đơn vị nào sau đây?
A. α-glucose.
B. β-glucose.
C. Fructose.
D. Galactose.
Đáp án đúng là: B
Phân tử cellulose được cấu tạo từ các đơn vị β-glucose.
Câu 7. Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây?
A. Glucose và fructose.
B. Amylose và cellulose.
C. Amylose và amylopectin.
D. Glucose và galactose.
Đáp án đúng là: C
Tinh bột chứa hỗn hợpamylose và amylopectin.
Câu 8. Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch ethanol.
C. Nước Schweizer.
D. Nước bromine.
Đáp án đúng là: C
Cellulose không tan trong nước nhưng tan trongnước Schweizer.
Câu 9. Nguyên liệu nào sau đây không phải là nguồn cung cấp tinh bột?
A. Củ và quả.
B. Hạt ngũ cốc.
C. Sợi bông.
D. Gạo.
Đáp án đúng là: C
Sợi bông chứa nhiều cellulose.
Câu 10. Cho 6 carbohydrate sau: glucose, fructose, maltose, saccharose, tinh bột và cellulose. Có bao nhiêu carbohydrate đã cho thuộc nhóm polysaccharide?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Các chất thuộc nhóm polysaccharide gồm tinh bột và cellulose.
Câu 11: Trong các phát biểu sau hãy chỉ ra phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Cellulose là thành phàn chính của cấu trúc tế bào thực vật. |
||
b. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người. |
||
c. Tinh bột phản ứng màu với dung dịch iodine tạo màu xanh tím. |
||
d. Tinh bột thuỷ phân hoàn toàn tạo ra maltose. |
a – Đúng.
b – Đúng.
c – Đúng.
d – Sai. Vì thủy phân hoàn toàn tinh bột cho glucose.
Câu 12: Các phát biểu về tính chất cellulose đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Cellulose có dạng sợi và tan tốt trong nước và các dung môi hữu cơ. |
||
b. Cellulose tạo bởi nhiều đơn bị β-glucose liên kết với nhau. |
||
c. Cellulose tham gia phản ứng tráng bạc. |
||
d. Cellulose bị thủy phân trong dung dịch acid đun nóng. |
a – Sai. Vì cellulose không tan trong nước.
b – Đúng.
c – Sai. Vì cellulose không tham gia phản ứng tráng bạc.
d – Đúng.
Câu 13: Tính khối lượng ethanol có thể thu được từ 1 tấn tinh bột. (Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 90%)
Đáp án đúng là: 0,51 tấn
Giải thích:
Ta có sơ đồ:
(C6H10O5)n nC6H12O6 2nC2H5OH.
Khối lượng ethanol thu được là tấn.
Câu 14:Từ 16,20 tấn cellulose người ta sản xuất được m tấn cellulose trinitrate (biết hiệu suất phản ứng tính theo cellulose là 90%). Giá trị của m.
Đáp án đúng là: 26,73 tấn
Giải thích:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
tấn.
Câu 15: Ngô và mía là hai nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất ethanol. Tuy nhiên chúng là những loại cây lương thực quan trọng, trong khi cellulose cũng có thể sản xuất ethanol, nhưng cellulose là nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ tìm. Tuy giá thành sản xuất ethanol từ cellulose còn cao, xuất phát từ loại nấm được nuôi cấy để tạo cellulase là enzyme xúc tác cho phản ứng thuỷ phân cellulose thành glucose còn tốn kém nhiều về năng lượng,nhưng hướng đi này đang hứa hẹn nhiều viễn cảnh mới ở tương lai. Hiện tại, 1 tấn nguyên liệu cellulose khô tạo ra khoảng 240 lít ethanol. Tính hiệu suất của quá trình điều chế. Cho khối lượng riêng của ethanol là 0,79 g/mL.
Đáp án đúng là: 33,39%
Giải thích:
Ta có sơ đồ:
(C6H10O5)n nC6H12O6 2nC2H5OH.
Theo phương trình, cứ 162 g cellulose thu được 92 g ethanol.
Vậy khối lượng ethanol thu được từ 1 tấn cellulose là
kg
Do đó hiệu suất của quá trình điều chế là
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: