Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
A. Lý thuyết Xà phòng và chất giặt rửa
1. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp
Khái niệm xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp:
- Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ gia.
Chất giặt rửa tự nhiên như nước bồ hòn, bồ kết,
Chất giặt rửa tổng hợp có tính năng giặt rửa tương tự xà phòng. Chất giặt rửa tổng hợp thường là các muối sodium như sodium alklysulfate, sodium alkybenzenesulfonate,…
Đặc điểm cấu tạo, tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp
- Chất giặt rửa tự nhiên, chất giặt rửa tổng hợp có đặc điểm cấu tạo tương tự xà phòng, gồm một đầu ưa nước gắn với một đuôi kị nước.
2. Phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
- Một số phương pháp sản xuất xà phòng
- Xà phòng được sản xuất từ chất béo bằng phản ứng xà phòng hóa
- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp còn được sản xuất từ nguồn hydrocarbon trong dầu mỏ
3. Cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống
Cần sử dụng xà phòng, chất giặ rửa tổng hợp một cách hợp lí, an toàn, đúng chức năng, công dụng của chúng.
Sơ đồ tư duy Xà phòng và chất giặt rửa
B. Trắc nghiệm Xà phòng và chất giặt rửa
Câu 1. Cho các chất sau: ,và . Trong các chất nêu trên, có bao nhiêu chất có thể là thành phần chính của xà phòng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Các chất có thể là thành phần chính của xà phòng gồm , , .
Câu 2. Chất giặt rửa tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ
A. mỡ động vật.
B. dầu thực vật.
C. quả bồ kết, bồ hòn.
D. dầu mỏ.
Đáp án đúng là: D
Chất giặt rửa tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ dầu mỏ.
Câu 3. Sản phẩm của phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất xà phòng?
A. Thủy phân tinh bột.
B. Thủy phân ester có mạch carbon ngắn (<12C) bằng dung dịch NaOH.
C. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật bằng dung dịch NaOH.
D. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật trong môi trường acid.
Đáp án đúng là: C
Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật bằng dung dịch NaOH.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Câu 4. Từ tristearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế xà phòng?
A. Phản ứng ester hoá.
B. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid.
C. Phản ứng cộng hydrogen.
D. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường kiềm.
Đáp án đúng là: D
Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường kiềm:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng về nước bồ kết
A. Muối potassium của các acid béo không no là thà̀nh phần chính của nước bồ kết.
B. Muối potassium của các acid béo không no là thà̀nh phần chính của nước bồ kết.
C. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên, không phải chất giặt rửa tổng hợp, cũng không phải là xà phòng.
D. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên vì được điều chế từ các acid béo sẵn có trong tự nhiên.
Đáp án đúng là: C
Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên, không phải chất giặt rửa tổng hợp, cũng không phải là xà phòng.
Câu 6: Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng?
A. CH3COONa.
B. CH3(CH2)3COONa.
C. CH2=CHCOONa.
D. C17H35COONa.
Đáp án đúng là: D
Xà phòng là hỗn hợp các muối sodium hoặc potassium của acid béo và một số phụ gia.
Vậy C17H35COONa là thành phần có trong xà phòng.
Câu 7. Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. C15H31COONa.
B. (C17H35COO)2Ca.
C. CH3[CH2]11C6H4 SO3Na.
D. C17H35COOK.
Đáp án đúng là: C
Chất giặt rửa tổng hợp là các chất tổng hợp hóa học, có tác dụng giặt rửa như xà phòng. Những chất này thường là muối sodium alkylsulfate hoặc alkylbenzene sulfonate.
Vậy CH3[CH2]11C6H4 SO3Na là thành phần có trong chất giặt rửa tổng hợp.
Câu 8. Xà phòng và chất giặt rửa có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Không tan trong nước.
B. Là muối sodium hoặc potassium của acid béo.
C. Là muối sulfonate hoặc sunfate của acid béo.
D. Thường có cấu tạo gồm hai phần là phần không phân cực (kị nước) và phần phân cực (ưa nước).
Đáp án đúng là: D
Xà phòng và chất giặt rửathường có cấu tạo gồm hai phần là phần không phân cực (kị nước) và phần phân cực (ưa nước).
Câu 9. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. cần dùng lượng nước nhiều hơn.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. ion Ca2+, Mg2+ làm giảm độ bền sợi vải.
D. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng.
Đáp án đúng là: D
Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng.
Ví dụ:
2C17H35COO- + Ca2+ → (C17H35COO)2Ca.
Câu 10. Hoá chất chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất xà phòng là
A. K2SO4.
B. NaCl.
C. Mg(NO3)2.
D. NaOH.
Đáp án đúng là: D
Trong công nghiệp, xà phòng được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu chính là chất béo và sodium hydroxide (NaOH) hoặc potassium hydroxide (KOH).
Câu 11. Xà phòng và chất giặt rửa (tự nhiên hay tổng hợp) vừa có khả năng tan trong nước vừa có khả năng tan trong dầu.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Chất giặt rửa tan được trong nước vì đầu ưa nước là nhóm sulfate hoặc sulfonate; Chất giặt rửa tan được trong dầu vì có đuôi ưa dầu là gốc alkyl hoặc alkylbenzyl. |
||
b. Xà phòng tan được trong nước vì đầu ưa nước là nhóm ; Xà phòng tan được trong dầu vì có đuôi ưa dầu là gốc hydrocarbon của acid béo. |
||
c. Đuôi kị nước của xà phòng phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước cứng, đóng thành lớp cặn gây bẩn quần, áo sau khi giặt. |
||
d. Đuôi kị nước của xà phòng có mạch carbon zigzag và phân nhánh nên dễ bị phân hủy sinh học. |
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Đầu ưa nước của xà phòng phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước cứng, đóng thành lớp cặn gây bẩn quần, áo sau khi giặt.
d. Sai. Đuôi kị nước của xà phòng có mạch carbon dài.
Câu 12: Khi giặt rửa với xà phòng với nước cứng, ta có những phát biểu sau.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải |
||
b. Xà phòng gây ô nhiễm môi trường. |
||
c. Xà phòng mất tác dụng khi dùng với nước cứng. |
||
d. Xà phòng gây hại cho da tay. |
a – Đúng.
b – Sai. Vì xà phòng ko gây hại cho môi trường
c – Sai. Vì nước cứng chỉ làm giảm một phần tác dụng giặt rửa của xà phòng.
d – Sai. Vì xà phòng không gây hại cho da tay.
Câu 13: Chỉ số ester hóa của chất béo là số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglycerid có trong 1 gam chất béo đó. Chỉ số ester hóa của một loại chất béo chứa 23% triolein và 65% tristearin là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 166,32 mg
Giả sử lấy 1 gam chất béo có 0,65 gam tristearin và 0,23 gam triolein.
Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn 300 gam chất béo A với lượng vừa đủ dung dịch chứa 1 mol KOH. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm muối carboxylate và 29,44 gam glycerol. Sau khi thêm các chất phụ gia cần thiết thì thu được xà phòng (các muối carboxylate trong xà phòng chiếm 60% khối lượng xà phòng). Biết mỗi bánh xà phòng có trọng lượng là 90g, số bánh xà phòng sản xuất được là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 6 bánh
Ta có:
Nhận thấy: nên chất béo A gồm các triglyceride có lẫn các acid béo.
⇒ nacid béo = 1 – 3.0,32 = 0,04 mol
⇒
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mKOH = mmuối + mglycerol + mnước
⇒ mmuối = 300 + 1.56 – 29,44 – 0,04.18 = 325,84 gam.
Khối lượng xà phòng thu được là:
Số bánh xà phòng thu được là: (bánh xà phòng).
Câu 15: Nếu dùng 12 g NaOH rắn thì có thể xà phòng hóa tối đa được bao nhiêu gam tristearin?
Đáp án đúng là: 89 gam
Giải thích:
Mtristearin = 890 gam/mol
Ta có nNaOH = 12/40 = 0,3 mol
ntristearin = mtristearin = 0,1.890 = 89 gam.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: