Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có gần 400 học sinh

41

Với giải Luyện tập 3 trang 99 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Luyện tập 3 trang 99 KTPL 12: Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có gần 400 học sinh, hầu hết là con em dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Từ nhiều năm nay, Ban Giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy Cổng Chiêng - Xoang cho học sinh. Để học sinh có cơ hội trải nghiệm, nhân lên lòng tự hào với văn hoá truyền thống dân tộc mình, Ban Giám hiệu trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông động viên học sinh tham gia các hội thi, hội diễn cồng chiêng, đồng thời tạo điều kiện để các em trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em. Cồng Chiêng - Xoang trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Cồng Chiêng - Xoang, làm nòng cốt để tham gia các lễ hội trên địa bàn.

(Theo VOV - Tây Nguyên, ngày 27/11/2022)

Em hãy cho biết, hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng - Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trả huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum là thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?

Lời giải:

Hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:

- Quyền của công dân: Học sinh có quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em.

- Nghĩa vụ của công dân: Học sinh có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Khi tham gia vào các hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang, họ đang thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì và phát huy giá trị của Cồng Chiêng – Xoang trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Cụ thể:

+ Việc truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang cho học sinh giúp họ hiểu rõ hơn về di sản văn hoá của dân tộc mình, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hoá này.

+ Bên cạnh đó, việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em cũng giúp học sinh thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Đây là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.

Đánh giá

0

0 đánh giá