TOP 30 Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng lớp 7

444

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng

Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go)

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 1

Một trong những bài thơ hay viết về tình mẫu tử có thể kể đến “Mây và sóng” của Ta-go. Nhân vật trữ tình của bài thơ là một em bé. Em đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Bởi vậy, bài thơ mang giọng điệu hồn nhiên, vui tươi. Những câu thơ đã thể hiện điều đó như: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Với em bé, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” mang vẻ kì diệu, rất hấp dẫn. Ở đó, các bạn sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Bởi vậy, em bé rất tò mò, mong được trải nghiệm: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Câu hỏi trên giúp chúng ta hiểu được khao khát khám phá của trẻ thơ. Dù ham chơi, thích khám phá nhưng khi nghe câu trả lời của người “trên mây” hay “trong sóng”, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Có thể thấy, tình cảm yêu thương của em bé dành cho người mẹ, cũng như mong muốn luôn ở bên mẹ của em bé thật rõ ràng. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào. Mây và sóng chính là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 2

R. Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những tác phẩm của ông mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là Mây và sóng. Em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Lời mời gọi khiến cho em bé vô cùng tô mò và mong muốn được khám phá thế giới đó: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mặc dù thế giới của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng thú vị, hấp dẫn nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối. Bởi vì em “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi cho thấy sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, em bé đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trò chơi sẽ giúp em được ở bên cạnh mẹ, không phải rời xa. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 3

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp tôi cảm nhận được tình mẫu tử thật đẹp đẽ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên mây và trong sóng. Giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ giúp bài thơ thêm hấp dẫn, thú vị. Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên lung linh, huyền diệu. Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi giúp người đọc thấy được mong muốn, khao khát được khám phá thế giới của trẻ thơ. Nhưng câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng” lại khiến em bé nhớ băn khoăn. Em nghĩ về mẹ vẫn đang ở nhà chờ đợi, nên đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và một điều thú vị đã xảy ra, em đã sáng tạo ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những hình ảnh mang tính biểu tượng, giúp ta hiểu hơn về tình cảm mẫu tử sâu sắc. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đặc biệt, thú vị và giàu ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 4

M. Ta-go có khá nhiều bài thơ viết cho trẻ em, trong đó, “Mây và sóng” đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc hơn cả. Nhân vật trữ tình trong bài là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Bởi vậy mà em đã hỏi họ cách để có thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát được khám phá thế giới bên ngoài, điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và say mê. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn. Nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi của em bé đã bộc lộ được sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, hay làm việc gì, em bé cũng đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Chính vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Với trò chơi này, em bé sẽ luôn được ở bên cạnh mẹ. Đó chính là tình yêu thương của em bé dành cho mẹ. Một tình cảm thật chân thành, đẹp đẽ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Bài thơ “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 5

“Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của Ta-go viết về tình mẫu tử. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng khi đọc lên chúng ta lại cảm nhận giống như một câu chuyện được kể lại. Nhân vật trữ tình được tác giả xây dựng là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi trên giúp chúng ta hiểu được khao khát khám phá của trẻ thơ lớn lao đến nhường nào. Nhưng dù còn hồn nhiên, ham chơi là vậy nhưng khi nghe lời đề nghị của người “trên mây” hay “trong sóng”, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm nhận được tình yêu thương dành cho người mẹ, cũng như mong muốn luôn ở bên mẹ của em bé thật rõ ràng. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Những trò chơi thật đặc biệt và thú vị. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 6

Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Ta-go. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Tác giả đã sử dụng kết hợp cùng với các yếu tố tự sự và miêu tả để giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Và rồi, Ta-go đã khắc họa t hế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nơi đó có “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc”. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 7

Ta-go có nhiều tác phẩm hay, trong đó “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng. Đây là một bài thơ, song tác giả lại sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với người “trong mây” và “trên sóng”. Em bé được mời gọi đến thế giới tuyệt vời ở “trong mây” và “trên sóng” đầy rộng lớn, bao la và hấp dẫn. Là một đứa trẻ, em bé đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nghe xong câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Đối với em, niềm hạnh phúc là được ở bên cạnh mẹ. Với tình yêu thiên nhiên, yêu thế giới và yêu mẹ, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 8

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 9

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 10

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 11

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, bài thơ đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 12

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 13

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc thể hiện cảm xúc, yếu tố tự sự, thuyết minh cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đưa câu chuyện vào thơ trong đó em bé là một người kể và người mẹ là một người nghe. Chúng tôi đã nói về những cuộc trò chuyện với những người trên mây và trong sóng. Bài báo em bé được mời đến thế giới kỳ diệu “trên mây” và “trong sóng”. Với sự tò mò của trẻ thơ, cô hỏi: “Nhưng làm sao con lên đó?”, “Nhưng làm sao con ra khỏi đó?” Còn nhớ, đứa bé đã từng kiên quyết phủ nhận: “Làm sao con bỏ mẹ được?”, “Làm sao con có thể bỏ mẹ?" Tình yêu thương của người con đối với mẹ được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng như ngây thơ nhưng vô cùng sâu sắc. Các em bé đã tạo ra những trò chơi thú vị hơn nữa cho những người "trên mây" và "trong sóng". Trong trò chơi này tôi sẽ là một đám mây và một con sóng nghịch ngợm. Và người mẹ trở thành vầng trăng, là bến bờ dịu dàng ôm ấp, che chở cho con. Hình ảnh trong bài thơ được miêu tả giản dị nhưng cũng giúp ta hình dung được vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên trong mắt em bé. Bài thơ này minh chứng cho một câu chuyện xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng, vĩnh cửu.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 14

Em luôn đặc biệt yêu thích các tác phẩm thơ nói về tình mẫu tử, trong đó, em ấn tượng nhất là bài thơ Mây và sóng. Bài thơ có cấu trúc kỳ lạ với những câu thơ dài như văn xuôi. Nhưng có lẽ chỉ có hình dáng ấy mới lột tả được tình yêu thương mẹ sâu đậm của đứa trẻ trong tác phẩm. "Mây và Sóng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Đoạn thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu xa về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời đến thế giới kỳ diệu của 'mây' và 'sóng'. Với sự tò mò của trẻ thơ, cô hỏi: "Nhưng làm thế nào để tôi lên đó?", "Nhưng làm thế nào để tôi ra khỏi đó?" Hãy nhớ rằng, đứa bé đã từng từ chối một cách dứt khoát: "Làm sao tôi có thể rời xa mẹ?", "Làm sao tôi có thể bỏ mẹ?" Thế giới thật là hấp dẫn, nhưng không có gì làm tôi hạnh phúc hơn là được ở bên mẹ. Sau đó, bé còn sáng tạo ra nhiều trò chơi thú vị hơn với những người "trên mây" và "trên sóng". Trong trò chơi này, tôi sẽ là một đám mây tinh nghịch, sóng. Và người mẹ trở thành vầng trăng, là bến bờ dịu dàng ôm ấp, che chở cho con. Bài thơ giàu chất tự sự và miêu tả nhưng lại phục vụ cho việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Bài thơ này là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng và vĩnh cửu. Tình cảm ấy đong đầy quá, không thể nào thu ngắn lại được. Dù là bao trò chơi thú vị, bao cuộc rong chơi hấp dẫn, cũng chẳng thể nào khiến cậu bé rời xa mẹ cả. Người con nhỏ bé ấy, mang theo tình yêu mẹ to lớn để trở về nhà. Đứa trẻ ấy đã tạo ra những trò chơi đơn giản nhưng rất vui. Vì được chơi cùng mẹ, được ôm lấy mẹ, được lăn mãi vào lòng mẹ. Sự sung sướng giản đơn và trực tiếp của đứa trẻ ấy đã thấm vào lòng em, khiến tâm hồn em cùng đồng điệu. Bài thơ gợi lên trong em tình yêu mẹ vô bờ bến và thôi thúc em trở về nhà với mẹ ngay. Giống như đứa trẻ trong Mây và sóng.

Đoạn văn cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mây và sóng - mẫu 15

Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn, hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc, đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mắt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha.

Đánh giá

0

0 đánh giá