TOP 30 bài Biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7 (2024) SIÊU HAY

466

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Biểu cảm về con người hoặc sự việc , giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Biểu cảm về con người hoặc sự việc

Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 1

Dường như, mỗi dịp Tết đến xuân về luôn mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đặc biệt. Và trong suốt thời điểm ấy, có lẽ không khí đêm giao thừa ở quê chính là khoảnh khắc làm em thấy háo hức và rạo rực nhất.

Ở quê em, lễ đón giao thừa diễn ra thật sôi động và vui nhộn. Bà con trong xóm rủ nhau gói bánh chưng, tổ chức buổi liên hoan nhỏ để nhìn lại một năm đã đi qua với thật nhiều cảm xúc. Còn các ông bà lại ngồi hàn huyên, tâm sự với nhau về ngày Tết, về đêm giao thừa của thời xưa. Trái ngược với ông bà, bọn trẻ chúng em vẫn đang nô đùa, tung tăng cùng nhau. Đặc biệt, tất cả không quên đếm từng phút từng giờ để được nhìn thấy pháo hoa. Trong khi đó, bố mẹ lại đang tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên vào ngày cuối cùng của năm. Tuy vậy, ai nấy cũng đều rạng rỡ và hân hoan chào mừng một năm mới sắp đến.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, bản thân em đã có thật nhiều cảm xúc mãnh liệt. Trước hết, đó là cảm giác háo hức, hân hoan sâu sắc mỗi khi chờ đón giao thừa. Đó còn là sự ấm áp, hạnh phúc khi được quây quần bên gia đình bước sang năm mới. Thế nhưng, trong phút giây ấy, em vẫn còn vương vấn chút buồn xen lẫn sự nuối tiếc về những điều mình chưa thể làm được ở năm cũ. Tuy nhiên, khoảnh khắc chào đón giao thừa, bản thân em cũng không quên gửi gắm hi vọng, ước mong về một năm mới thật nhiều may mắn, hạnh phúc.

Dẫu sao bản thân vẫn còn một đứa trẻ, thế nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chào đón giao thừa là điều em luôn mong chờ và hân hoan nhất. Bởi em biết đêm giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng để gia đình quây quần bên nhau chào đón năm mới.

Dàn ý Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

1. Mở bài

- Giới thiệu về con người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về con người hoặc sự việc đó.

2. Thân bài

- Giới thiệu chung:

+ Người đó là ai? Sự việc đó là gì?

+ Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?

- Kể lại đôi nét về con người hoặc diễn biến sự việc.

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những con người hoặc sự việc.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 2

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 3

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy.

Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.

Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.

Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.

Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 4

Cái tên Nguyễn Thị Hiền - tấm gương nghèo vượt, khó đã quá quen thuộc đối với tập thể lớp 9A chúng tôi. Một cô bạn hồn nhiên, trong sáng, niềm nở với bạn bè và đặc biệt là học giỏi nữa. Nụ cười hạnh phúc của Hiền khi nhận được giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh do quỹ khuyến học tổ chức khiến chúng tôi cũng vui lây và còn biết bao bằng khen nữa. Nhưng ai có thể ngờ được đằng sau thành tích ấy, sau nét mặt rạng rỡ kia là cả một tâm hồn bị tổn thương, tổn thương với mọi mặt và là quá trình nỗ lực vươn lên khiến tôi không khỏi xúc động và cảm phục trước cô bạn nhỏ bé nhưng giàu ý chí và nghị lực kia.

Khác với bạn bè, ngay từ những năm tháng đầu đời, Hiền đã thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bạn lớn lên nhờ đôi bàn tay chăm sóc của mẹ và ông bà ngoại. Ba mẹ Hiền đã sống li thân khi Hiền còn quá nhỏ. Mẹ lại ốm yếu hay phát bệnh vào mỗi buổi chiều nắng gắt. Căn bệnh quái ác mà người ta gọi là bệnh tâm thần đeo đẳng mẹ khiến cô bé có cha có mẹ nhưng đâu có được cái quyền vui chơi, được nô đùa, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Một tâm hồn nhỏ bé đang từng ngày rạn nứt.Những tưởng với ngần ấy gian nan, tâm hồn nhỏ bé kia sẽ không còn đủ niềm tin để bước vào đời. Nhưng thật bất ngờ Hiền đã vượt qua. Thiếu đi tình cảm của cha, sự mặc cảm về nỗi đau của mẹ, Hiền dồn hết niềm khát khao vào tri thức mong muốn tìm trong sách vở một sự sẻ chia. Nhìn vào Hiền tôi bỗng thấy rằng: cuộc đời nhiều lúc quá gian nan nhưng cuộc đời vẫn rất công bằng. Vượt lên trên số phận bằng lòng ham học hỏi, cô bạn nhỏ bé đã có được những thành công ban đầu chắp cánh cho những ước mơ để bay cao, bay xa hơn. Chín năm liền Hiền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn đều đạt giải cao.

Thật vậy, ý chí và nghị lực cùng với lòng say mê tri thức là bàn đạp vững chắc, là cánh cửa dẫn đến thành công dù bước khởi đầu còn gian nan, trắc trở. Câu chuyện của Hiền khiến tôi không khỏi xúc động và mong muốn được cảm thông, được chia sẻ với những gì mà Hiền đã và đang phải trải qua. Mong rằng con đường thành công sẽ mở rộng hơn, lớn hơn để đón chào những con người biết vượt khó, vượt khổ và vượt lên trên số phận. Hiền như một tấm gương sáng đáng để cho mỗi chúng ta, những người luôn được chăm sóc và yêu thương noi theo. Nghĩ về chuyện của Hiền, tôi lại nhớ đến câu nói của một nhà văn: Ở đời người này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 5

Những ngày tết, khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Tết đến đem theo những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ em háo hức mong chờ Tết đến. Người lớn lại bận rộn chuẩn bị cho Tết. Thời tiết ngày xuân trở nên ấm áp hơn, những cành đào đang chớm nở. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập. Tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Em cảm thấy không khí ngày tết thật tuyệt vời biết bao.

Chiều ba mươi Tết, cả nhà quây quần bên bữa cơm tất niên. Vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình được quây quần bên nha. Sáng mùng một, em theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Em được ông bà mừng tuổi cho những phong bao lì xì đỏ thắm với lời chúc học giỏi. Ngày Tết là dịp để mọi người trong gia đình được gần gũi nhau hơn.

Không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em tin chắc rằng sau này dù đất nước có phát triển đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 6

Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.

Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.

Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết.

Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.

Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay…”

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 7

Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.

Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.

Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 8

Đoạn trích “Bạch tuộc” là một trong những đoạn trích về khoa học viễn tưởng mà em thấy hay nhất trong bài 3. Đó là câu chuyện về một cuộc đụng độ, chạm trán không cân sức giữa một bên là một con bạch tuộc khổng lồ, đáng sợ và bên kia là con người nhỏ bé, yếu đuối. Nổi bật trên cuộc chiến đầy cam go đó phải kể đến nhân vật thuyền trưởng Nê-mô.

Đó là nhân vật em thấy thán phục và ngưỡng mộ nhất. Một thuyền trưởng đầy quyền lực của một tàu ngầm đặc biệt trong chuyến hành trình dưới biển. Tuy nhân vật này có phần ít nói, lạnh lùng với mọi người nhưng sự hiểu biết sâu rộng, tinh thần quả cảm của ông được thể hiện rõ qua những hành động, cử chỉ của mình.

Trong ấn tượng của em, thuyền trưởng Nê-mô là một người có tầm hiểu biết sâu rộng. Khi nhận thấy tình hình bất ổn do đụng độ phải một con bạch tuộc khổng lồ. Thuyền trưởng đã nhanh chóng thông báo với nhóm người giáo sư A-rô-nác và đưa ra cách giải quyết. Từ tình hình thực tế, dựa trên sự hiểu biết của mình về con vật, ông đã quyết định giáp chiến. Đó là một quyết định táo bạo, đúng đắn xuất phát từ những hiểu biết, kinh nghiệm lặn lội trên biển bấy lâu của Nê-mô.

Ngoài ra, thuyền trưởng Nê-mô còn được biết đến là một người dũng cảm, cam đảm và vị tha. Trong cuộc giao chiến với con quái vật biển, ông đã dũng cảm bảo vệ, giúp đỡ những người cùng đồng hành với mình, làm mọi cách để không ai bị chút tổn thương nào. Thế nhưng, có một người đồng hương của ông đã bị con bạch tuộc nuốt và chìm xuống đáy biển, nó khiến ông buồn và khóc. Điều đó chứng tỏ như bao người khác, ông cũng biết vui, buồn, biết thương xót, nuối tiếc. Một con người đa sầu đa cảm nhưng ít khi thể hiện ra bên ngoài.

Như vậy, không chỉ là một nhân vật đơn thuần, nhờ thuyền trưởng Nê-mô, em học được tinh thần quả cảm, quan sát, nhìn nhận và đưa ra giải quyết phù hợp để giải quyết khó khăn. Thay vì trốn tránh, hãy đương đầu với nó bằng tinh thần quả cảm và sự đoàn kết, giúp đỡ lần nhau. Đó là một bài học quý giá em học được và nó khiến em càng khâm phục nhân vật này hơn.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 9

Đối với mỗi người, gia đình là điểm tựa thật vững chắc. Bởi ở đó, chúng ta có những người thân yêu. Với riêng tôi, bố là người đáng kính trọng và yêu thương nhất.

Năm nay, bố của tôi đã bốn mươi sáu tuổi. Dáng người cao nhưng hơi gầy. Khuôn mặt vuông chữ điền. Mái tóc cắt ngắn đã điểm vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Tôi thích nhất là đôi bàn tay của bố. Đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp. Đôi bàn tay đã vất vả làm việc vì mong muốn người thân yêu có một cuộc sống đầy đủ.

Bố của tôi là một kĩ sư. Công việc của bố khá vất vả. Hằng ngày, bố phải ở đi giám sát công trình. Dẫu mưa nắng nhưng bố vẫn đi làm. Tôi cảm thấy bố khá khó tính, nghiêm khắc. Nhưng bố cũng rất tâm lí. Bố đã dạy cho tôi nhiều bài học bổ ích. Khi tôi mắc lỗi, bố thường nghiêm túc nhắc nhở, phê bình nhưng chưa bao giờ đánh mắng. Mỗi khi rảnh rỗi, bố lại đưa hai mẹ con đi chơi. Bố cũng rất giỏi nấu ăn. Món tủ của bố là sườn xào chua ngọt - món ăn yêu thích nhất của tôi. Nhờ có bố dạy dỗ, tôi đã biết sống tự lập hơn, ngoan ngoãn hơn.

Không dịu dàng như mẹ, nhưng bố vẫn thể hiện tình yêu thương theo cách thật riêng. Một lần, mẹ đi công tác xa nhà. Tôi bị sốt khá cao. Bố đã chăm sóc tôi rất chu đáo. Bố nấu cháo cho tôi, giúp tôi uống thuốc. Đến khi mẹ về nhà, tôi đã khỏe mạnh hoàn toàn. Thời gian qua đi, bố ngày càng có tuổi. Có nhiều lúc đi làm về, tôi cảm thấy bố thêm mệt mỏi hơn. Tôi thương bố và mong rằng bố sẽ luôn khỏe mạnh. Với tôi, bố là một người cha tuyệt vời và đáng tự hào.

Người bố quả thật luôn dành cho con tình yêu thương đặc biệt. Bởi vậy, chúng ta phải luôn dành sự yêu thương và kính trọng cho bố. Và tôi cũng như vậy.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 10

Có ai đó đã từng khẳng định rằng “Trong cuộc sống, có được người bạn tri kỷ thật sự còn quý hơn bạc vàng, châu báu”. Bạn bè thật sự đáng trân trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Và tôi cũng có một người bạn rất đáng trân trọng.

Vào năm học mới, lớp tôi có một người bạn mới chuyển đến. Tên của bạn là Hoàng Hải. Khi mới vào lớp học, cô giáo sắp xếp cho chúng tôi ngồi cùng bạn. Vào giờ ra chơi, bạn đã chủ động bắt chuyện với tôi. Chúng tôi đã trò chuyện khá vui vẻ. Ấn tượng ban đầu của tôi về Hải rất tốt. Cậu khá đẹp trai, lại cao ráo. Mái tóc ngắn với khuôn mặt điển trai. Làn da ngăm đen trong vô cùng khỏe khoẳn. Vầng trán cao và rộng, đôi mắt sáng và đầy mạnh mẽ. Dù là con trai, nhưng tôi cũng phải thầm khen ngợi Hải.

Sau một thời gian học tập, tôi cảm thấy Hải còn là một cậu bạn tốt bụng. Tôi và Hải được cô giáo xếp ngồi cùng bàn. Nên chúng tôi dần trở nên thân thiết hơn. Cậu thường xuyên giúp đỡ bạn bè. Thành tích học tập của cậu cũng rất tốt. Điểm các môn học của bạn đều rất cao. Tôi rất ngưỡng mộ Hải. Thỉnh thoảng, tôi còn nhờ Hải giảng bài cho. Cách giảng của cậu khá dễ hiểu.

Ngoài giờ học, Hải thường rủ tôi đi chơi đá bóng. Chúng tôi thường đá cùng một đội với nhau. Hải đá ở vị trí tiền đạo, còn tôi là thủ môn. Chúng tôi còn cùng tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường. Hải đã tâm sự với tôi rằng ước mơ của cậu là trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tôi tin rằng cậu sẽ thực hiện được ước mơ đó. Vì vậy, tôi luôn động viên Hải cố gắng tập luyện. Ngoài đá bóng, chúng tôi cũng rất thích chơi game. Cuối tuần, tôi sẽ sang nhà cậu chơi. Chúng tôi vừa chơi game, vừa trò chuyện vui vẻ. Có lúc, tôi cũng sẽ mang sách vở sang nhà Hải học. Bố mẹ của Hải rất quý mến tôi. Thỉnh thoảng, tôi sẽ ở lại nhà cậu ăn cơm.

Tôi và Hải mới học cùng nhau một thời gian, nhưng đã giống như những người bạn thân từ rất lâu. Tôi rất trân trọng Hải và tình bạn của chúng tôi. Tôi cũng vọng rằng chúng tôi sẽ mãi giữ gìn được tình cảm quý giá này.

Có thể khẳng định rằng, tình bạn chân chính đem đến những điều tốt đẹp cho con người. Bởi vậy, chúng ta cần biết giữ gìn tình bạn của mình. Và tôi cũng rất yêu mến, trân trọng người bạn tốt của mình.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 11

Chẳng thể nào đong đếm được công lao to lớn của đấng sinh thành. Bởi vậy, chúng ta cần biết yêu thương và trân trọng họ. Với tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Mẹ của tôi là Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Năm nay, mẹ bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn rất xinh đẹp và trẻ trung. Dáng người của mẹ khá thanh mảnh. Khuôn mặt có hình trái xoan. Nước da hồng hào, vẫn còn rất mịn màng. Mái tóc dài đen nhánh được buộc gọn gàng. Nhưng tôi thích nhất là đôi bàn tay của mẹ.

Mẹ của tôi là một bác sĩ. Công việc của mẹ rất bận rộn. Thỉnh thoảng, mẹ còn phải ở lại bệnh viện để trực. Nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian cho gia đình. Điều này khiến tôi khâm phục mẹ vô cùng. Mẹ vừa dịu dàng, tâm lí nhưng cũng rất nghiêm khắc. Khi tôi vẫn còn bé rất nghịch ngợm. Nhiều lúc tôi đã gây ra những lỗi lầm khiến mẹ rất buồn lòng. Những lúc như vậy, mẹ sẽ khuyên bảo tôi.

Cuối tuần, mẹ được nghỉ ở nhà. Mẹ sẽ nấu nhiều món ngon cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ còn đưa tôi đi chơi nữa. Lúc đó, tôi đều cảm thấy rất vui vẻ. Tôi đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp cùng với mẹ. Không chỉ vậy, mẹ đã dạy cho tôi nhiều kĩ năng trong cuộc sống. Mọi công việc, tôi đều có thể làm được tốt. Nhờ vậy, tôi trở nên tự lập hơn trong cuộc sống. Không chỉ vậy, mẹ còn là điểm tựa tinh thần vững chắc của tôi. Thỉnh thoảng, hai mẹ con lại ngồi tâm sự, trò chuyện với nhau. Mẹ luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên tôi. Mẹ giống như một người bạn của tôi vậy.

Từ tận đáy lòng, tôi luôn yêu mến và kính trọng mẹ. Tôi cũng mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi tự hứa sẽ cố gắng để mẹ luôn cảm thấy tự hào.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 12

Đất nước Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời. Những dịp lễ Tết cổ truyền với nét phong tục độc đáo. Hằng năm, tôi đều háo hức chờ đợi đến dịp Tết Nguyên Đán.

Mùa xuân về, tiết trời trở nên ấm áp hơn. Quê hương như được khoác lên một tấm áo mới. Những con đường sạch sẽ, tấp nập các phương tiện giao thông đi lại. Làng xóm được trang trí rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Còn khu chợ đông vui, nhộn nhịp người mua kẻ bán. Rất nhiều mặt hàng Tết được bày bán như thịt cá, rau củ, bánh kẹo, mứt tết… Tiếng trò chuyện thật rộn ràng, vui tươi. Khuôn mặt mọi người đều háo hức, đón chờ một năm mới sắp sang.

Đẹp nhất phải kể đến những khu chợ hoa. Rất nhiều loài hoa đang khoe sắc thắm để chào đón một mùa xuân đang về như lan, cúc, thược dược… Và không thể thiếu được vào dịp Tết phải kể đến hoa đào, hoa mai hay cây quất. Ai cũng mong muốn chọn được một cây thật đẹp để về chơi Tết. Khi ngắm nhìn trăm loài hoa rực rỡ, tôi cảm thấy thật rộn ràng, xao xuyến.

Những ngày giáp Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Mỗi người một việc, tuy có mệt mỏi nhưng lại thật vui vẻ. Khi người lớn bận rộn chuẩn bị mua sắm thì trẻ em lại háo hức vì sẽ được mua quần áo, giày dép mới. Tôi thích nhất là được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Chiều ba mươi Tết, mọi người quây quần bên mâm cơm Tất niên ấm cúng. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Không khí thật ấm áp và thân tình biết bao!

Đến đêm giao thừa, mọi người cùng quây quần bên chiếc vô tuyến nhỏ để xem chương trình Táo Quân. Tôi thích nhất là được thức đến mười hai giờ đêm để đón chờ khoảnh khắc giao thừa và xem pháo hoa. Sau đó, tôi còn chúc Tết ông bà, bố mẹ và được nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Sáng mùng một Tết, tôi cùng bố mẹ đi chúc Tết họ hàng. Đường phố hôm nay vắng vẻ hơn, thỉnh thoảng mới có một vài người qua lại. Ai cũng đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất, rực rỡ nhất cho ngày đầu tiên của năm mới. Những lời chúc tốt đẹp, mang lại niềm vui hân hoan cho mỗi người.

Không khí của dịp Tết thật ấm cúng. Nhờ có Tết mà những giá trị văn hóa truyền thống cũng được gìn giữ. Chúng ta hãy biết trân trọng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 13

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhắc trong một người bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.

Tôi đã biết được đến rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu. Nhưng trong đó, tôi ấn tượng nhất về anh Trần Phước Hòa. Anh là chủ của quán cơm chay Thiên Phước 5.000 đồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoảng hai mươi năm trước, anh cũng giống như những người dân lao động nghèo, phải bôn ba đến nơi khác để kiếm sống. Và anh đã dừng quyết định dừng chân tại mảnh đất Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp để kiếm sống. Anh Hòa từng làm rất nhiều nghề lao động chân tay, cuộc sống khó khăn để gây dựng cơ nghiệp. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, hiện nay, anh đang là chủ của một cơ sở kinh doanh chuối chiên có tiếng trong thành phố với mức thu nhập khá dư dả. Với tấm lòng tốt của mình, anh đã quyết định mở tiệm cơm chay Thiên Phước để giúp đỡ mọi người xung quanh.

Quán cơm chay từ thiện đầu tiên được mở vào năm 2013. Đến này, quán vẫn hoạt động. Theo như lời anh nói thì ở thành phố Sài Gòn này, ai cũng sẽ có cơ hội, chỉ cần cho người ta một hy vọng. Vậy nên, quán cơm của anh mới đề dòng chữ: “San sẻ bữa trưa hàng ngày với người có thu nhập chưa cao”. Anh cũng kể rằng ban đầu anh dự tính quán sẽ không thu tiền của khách. Nhưng sau đó, anh nghĩ rằng quán vẫn cần một số tiền nhỏ để duy trì. Không chỉ vậy những người lao động cũng sẽ có cảm giác phụ thuộc nếu nhận cơm miễn phí trong một thời gian dài. Anh Hòa còn hiểu rõ nếu không lấy tiền thì khách hàng sẽ không thoải mái. Bởi dù không có thu nhập không cao, nhưng họ đều là những con người có lòng tự trọng, mong muốn được đối xử công bằng như mọi người, chứ không ai muốn “ăn nhờ” mãi.

Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán, thường xuyên quyên góp thực phẩm cho quán. Có khi thì bao gạo, có khi thì chai dầu ăn hay nước mắm. Dù nhỏ bé nhưng đã thể hiện được tấm lòng của mọi người. Tất cả đã thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của con người.

Tấm gương của anh Trần Phước Hòa đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng và khâm phục. Không chỉ vậy, tôi cũng có thêm niềm tin vào cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp hơn.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 14

Những sự việc xảy ra trong cuộc đời đều đem đến một bài học cho mỗi người. Và em cũng đã trải qua một sự việc khiến em nhớ mãi.

Đầu năm học lớp bảy, gia đình của em chuyển vào Nam sống. Em phải học ở một ngôi trường mới. Do tính cách khá nhút nhát, em chưa làm quen được với nhiều bạn trong lớp. Em còn nhớ đó ngày hôm đó, lớp em có giờ kiểm tra môn Ngữ Văn. Khi em đang ngồi ôn tập lại bài thì nghe thấy có bạn gọi tên mình:

- Thúy Hạnh ơi, cậu có bút bi màu đen không? Cho tớ mượn một chiếc với. Lát nữa có giờ kiểm tra mà bút của tớ hết mực mất rồi. Chẳng có bạn nào đem theo bút bi đen cả.

Em quay lại thì nhận ra đó là Hà Phương - người bạn ngồi phía sau em. Cả chỉ chào hỏi nhau khi em mới chuyển vào lớp. Dù vậy, em vẫn vui vẻ mở hộp bút của mình ra, rồi đưa bạn chiếc bút còn lại của mình.

- Mình có! Cho bạn mượn này!

Bạn mỉm cười rồi nhìn hỏi em:

- Mình cảm ơn bạn nhé!

Em nói với bạn:

- Không có gì đâu!

Sau giờ kiểm tra hôm đó, vào giờ ra chơi, Hà Phương trả bút cho em. Bạn còn chủ động bắt chuyện với em. Cả hai đã trò chuyện rất vui vẻ. Em nhận ra mình và Phương có rất nhiều điểm chung. Kể từ hôm đó, chúng em đã trở thành những người bạn tốt của nhau.

Sự việc xảy ra lần đó đã giúp em làm quen thêm được một người bạn mới. Em rất trân trọng tình bạn với Hà Anh. Em cũng mong rằng cả hai sẽ luôn là những người bạn tốt của nhau.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 15

Thầy cô - những người thầm lặng đã dìu dắt chúng ta nên người. Bởi vậy, em luôn dành cho họ sự yêu mến, kính trọng.

Người giáo viên em yêu mến nhất là thầy Cường. Thầy là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Cũng là giáo viên phụ trách dạy môn Toán của lớp em. Thầy đã gần năm mươi tuổi rồi. Dáng người cao, khá gầy. Mái tóc thầy đã điểm những sợi điểm bạc. Đôi mắt với ánh nhìn hiền từ. Giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng.

Thầy Cường là một giáo viên rất nhiệt huyết. Trong công việc, thầy luôn chỉn chu, nghiêm túc. Mỗi bài giảng đều được thầy chuẩn bị rất cẩn thận. Những giờ học của thầy cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức. Sau mỗi giờ học tập căng thẳng, thầy lại trò chuyện với chúng em. Những câu chuyện khiến cả lớp thêm vui vẻ, thoải mái hơn. Thầy cũng rất quan tâm đến học sinh. Thầy luôn động viên chúng em cố gắng học tập. Các phong trào của lớp, thầy đều hướng dẫn, theo sát. Chúng em đều cảm thấy yêu mến, kính trọng thầy.

Không chỉ là kiến thức về môn Toán, thầy cũng đã dạy cho chúng em nhiều bài học về cách làm người. Em vẫn còn nhớ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào mái trường Trung học cơ sở, thầy đã chia sẻ nhiều điều bổ ích. Thầy luôn theo sát từng học sinh để giúp chúng em dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi học trò của mình mắc lỗi, thầy lại nhẹ nhàng nhắc nhở, bảo ban. Còn khi cả lớp đạt được kết quả tốt trong học tập, hay thi đua thì thầy lại động viên, khen ngợi. Mỗi kỉ niệm về thầy đều thật đáng quý.

Thầy cô giáo là những người đáng kính. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho họ lời tri ân. Em sẽ luôn nhớ đến thầy Cường, người giáo viên nhiệt huyết.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 16

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh”

Thầy cô giáo giống như những người lái đò thầm lặng đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò đến với bến bờ của tri thức.

Cô Nguyễn Phương là người giáo viên mà em cảm thấy vô cùng yêu mến. Cô là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Năm nay, cô khoảng ba mươi lăm tuổi. Dáng người của cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Mái tóc đen dài, luôn được buộc gọn gàng. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng rạng rỡ. Đôi mắt sáng với ánh nhìn toát ra vẻ dịu dàng. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Cô có giọng nói ấm áp, dịu dàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều say sưa lắng nghe.

Em cảm thấy cô là một giáo viên vô cùng nhiệt huyết. Mỗi giờ học, cô đều yêu cầu chúng em chú ý lắng nghe bài giảng. Không chỉ vậy, cô còn tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ để tiết học hiệu quả hơn. Mỗi khi có một bạn học sinh không hiểu bài là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại. Ngoài giờ học, cô Nguyễn Phương vẫn dành cho học trò sự quan tâm. Chúng em đều rất yêu quý cô.

Mỗi kỉ niệm về cô đều khiến em cảm thấy trân trọng. Tuy bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng em vẫn nhớ đến cô với những tình cảm tốt đẹp, và lòng kính trọng vô cùng.

Có thể thấy rằng, mỗi người thầy, người cô đều đáng kính, đáng yêu. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn dành cho họ sự tôn trọng, yêu mến.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 17

Một trong những dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam chính là Tết Nguyên Đán. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng em lại cảm thấy vô cùng hân hoan và háo hức.

Những ngày gần Tết, khắp nơi đều được trang trí cờ hoa rực rỡ. Mọi con đường được quét dọn sạch sẽ, các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập trên từng thôn xóm, khu phố. Đặc biệt là những khu chợ lúc nào cũng đông đúc người mua, người bán. Các mặt hàng Tết được bày bán rất nhiều như bánh kẹo, mứt Tết, hoa quả…

Trước Tết, nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới sắp đến. Gia đình của em cũng vậy. Mỗi người một công việc khác nhau. Tuy bận rộn, nhưng lại rất vui vẻ. Em cũng phụ giúp bố mẹ quét sân, lau nhà hay tưới cây trong vườn… Sau đó, mọi người cùng nhau đi chợ hoa. Bố của em mua được một chậu đào và một chậu quất rất đẹp. Còn mẹ em mua rất nhiều loại hoa về để chơi mấy ngày tết. Thích nhất là em đã được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Em còn tự tay gói một chiếc bánh theo sự hướng dẫn của ông nội. Những chiếc bánh chưng vuông tượng trưng cho trời, là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền từ xưa cho đến nay.

Chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên, vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đến tối, mọi người lại ngồi trước màn hình vô tuyến để xem chương trình “Táo Quân”. Đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng thượng để xem pháo hoa. Còn ông nội sẽ thắp hương cúng Giao thừa.

Sáng mùng một một Tết, em cùng với chị gái cũng thức dậy, mặc quần áo thật đẹp và xuống nhà để chúc Tết ông bà, bố mẹ. Hai chị em đã được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm cùng với lời chúc thật ý nghĩa. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng.

Những ngày tết, em đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình. Em cảm thấy trân trọng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 18

Người bố có cách thể hiện tình yêu với con cái thật khác so với người mẹ. Nếu mẹ có vẻ dịu dàng, thì bố lại luôn nghiêm khắc. Dù vậy, tình yêu thương của bố cũng không thua kém so với mẹ.

Gia đình của tôi gồm có bốn thành viên. Đó là bố, mẹ, anh Tùng và tôi. Năm nay, bố bốn mươi lăm tuổi. Bố có dáng người cao nhưng hơi gầy. Khuôn mặt vuông chữ điền, mái tóc cắt ngắn đã điểm vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Vầng trán cao toát lên vẻ cương nghị. Tôi thích nhất là đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp.

Theo lời nhận xét của mẹ, bố là một người khó tính, nguyên khắc và cẩn thận. Dù vậy, bố cũng rất lãng mạn và tâm lí. Là một bác sĩ, công việc của bố luôn bận rộn. Nhưng bố vẫn dành thời gian cho gia đình. Bố luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ việc nhà với mẹ. Mỗi khi có bài tập khó, em thường nhớ bố hướng dẫn. Mỗi khi rảnh rỗi, bố lại đưa cả nhà đi chơi. Bố cũng rất giỏi nấu ăn. Món tủ của bố là sườn xào chua ngọt. Đó cũng là món tôi thích nhất. Từ nhỏ đến lớn, bố đã dạy cho anh Tùng và tôi rất nhiều điều bổ ích. Bố đã rèn luyện cho chúng tôi trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn và tự lập.

Thời gian qua đi, bố ngày càng có tuổi. Có nhiều lúc đi làm về, tôi cảm nhận được sự mệt mỏi của bố. Nhưng bố chưa bao giờ than vãn. Mà bố vẫn luôn là điểm tựa vững chắc của hai mẹ con.

Người bố quả thật luôn dành cho con tình yêu thương đặc biệt. Bởi vậy, chúng ta phải luôn dành sự yêu thương và kính trọng cho họ.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 19

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”. Những câu hát trong bài “Mong ước kỷ niệm xưa” đã gợi nhắc cho tôi nhớ về ngày khai trường dưới mái trường Trung học cơ sở.

Sự việc xảy ra vào một buổi sáng mùa thu tuyệt đẹp. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tôi thức dậy thật sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và mặc bộ đồng phục mới tinh. Đúng bảy giờ, tôi đạp xe đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy thật háo hức, cũng đầy lo âu. Ngày hôm nay, tôi đã chính thức trở thành một học sinh Trung học cơ sở. Thật đáng tự hào biết bao!

Con đường đến trường vốn đã quen thuộc. Trường Tiểu học của tôi cũng nằm gần đây. Trước đây, tôi thường được mẹ đèo đi học trên con đường này. Nhưng hôm nay, tôi đã lớn hơn và tự mình đạp xe đến trường. Chỉ khoảng mười lăm phút, tôi đã đến trường. Trước cổng trường thật đông đúc người, đó là những học sinh và cả phụ huynh đưa con đến trường. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, hân hoan. Hôm nay, ngôi trường thật đẹp. Sân trường đã được quét dọn sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Trên sân khấu có treo một tấm băng rôn màu xanh. Ở đó có gắn dòng chữ màu trắng: “LỄ KHAI GIẢNG” ở chính giữa. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm. Chiếc trống nằm im một góc. Ngay cả nó cũng đã được trang trí bằng một chiếc nơ màu đỏ rất đẹp.

Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh ổn định chỗ ngồi. Những tiết mục văn nghệ do các anh chị học sinh trình bày đã mở đầu cho buổi lễ khai giảng. Tiếp đến là phần tổng kết về năm học cũ, cũng như mục tiêu của năm học mới của cô Hoa - tổng phụ trách. Sau phần phát biểu của cô, tôi sẽ đại diện cho học sinh khối lớp sáu phát biểu cảm nghĩ. Tôi cảm thấy khá hồi hộp Đây là lần đầu tiên tôi đứng phát biểu trước đông người như vậy. Nhưng nhờ có sự động viên của cô giáo tổng phụ trách, tôi đã có thêm sự tự tin. Phần trình bày của tôi đã rất trôi chảy, còn nhận được tràng pháo tay của mọi người nữa. Lần đầu tiên, tôi có cơ hội đứng trước toàn trường, thay mặt cho học sinh khối sáu, trình bày cảm nhận của mình. Đây chính là một niềm vinh dự của tôi.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 20

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 21

Tết Nguyên Đán là một dịp vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam. Bởi vậy mà tôi vô cùng háo hức mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Dịp Tết cổ truyền cũng đã đến. Trong lòng mỗi người đều cảm thấy hân hoan. Còn quê hương của tôi giống như được khoác lên mình một chiếc áo mới vậy. Các con đường đều được quét dọn sạch sẽ. Làng xóm rực rỡ trong sắc đỏ của cờ hoa. Hai bên đường, nhà cửa đều được trang hoàng hơn. Các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Ở các khu chợ, người mua bán rất đông đúc, sôi nổi.

Gia đình của tôi đã chuẩn bị đón Tết từ sớm. Hai mươi bảy Tết, công việc dọn dẹp nhà cửa chính thức bắt đầu. Tuy bận rộn, nhưng mọi người đều cảm thấy vui vẻ. Hôm sau, tôi được đi chợ hoa cùng bố mẹ. Bố đã chọn được một chậu hoa đào, và một chậu quất rất to.

Đặc biệt nhất là vào chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm Tất niên. Trước khi nhập tiệc, ông nội còn thay mặt các thành viên trong gia đình nói lời tổng kết cho một năm đã qua. Sau đó, mọi người cùng nâng ly nói: “Chúc mừng năm mới”. Đến mười hai giờ đêm, tôi và chị gái sẽ thức để xem pháo hoa. Sáng mùng một Tết, mọi người sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Không khí vui tươi đang tràn ngập khắp mọi người.

Ngày Tết cổ truyền đã đem đến cho con người nhiều điều thú vị. Các gia đình lại có cơ hội được quây quần bên nhau, ôn lại một năm cũ đã qua và chờ đón những điều tốt đẹp sắp đến. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu!

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 22

Mỗi người đều đã từng mắc phải sai lầm. Bản thân tôi cũng vậy. Nhưng nhờ có sai lầm mà tôi đã học được bài học vô cùng giá trị trong cuộc sống.

Sự việc xảy ra khiến tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Thứ sáu tuần trước, vào tiết sinh hoạt cuối tuần, cô giáo bận việc nên đã yêu cầu cả lớp tự quản. Nhân cơ hội, tôi đã rủ bạn Quân đi chơi điện tử. Quán điện tử ngay gần cổng trường. Chúng tôi đã trèo tường ra ngoài. Cả hai vào trong quán, rồi chọn một chỗ khuất trong cùng. Đang ngồi chơi say sưa thì bỗng có một giọng nói quen thuộc cất lên làm tôi giật mình:

- Tùng và Quân, sao các em lại ở đây?

Tôi quay lại thì phát hiện ra là cô Hà - giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Lúc này, tôi vô cùng lo lắng, mặt đỏ bừng. Tôi kéo quân đứng dậy, rồi ngập ngừng trả lời:

- Thưa cô, chúng em… chúng em…

Chúng tôi không nói được gì. Thấy vậy, cô giáo xua tay, rồi yêu cầu chúng tôi nhanh chóng trở lại lớp:

- Thôi, các em mau trở lại lớp cho cô. Ngày mai đến trường, cô sẽ nói chuyện với các em sau.

Tôi và Quân trở trở về lớp trong sự lo lắng. Sau giờ học, cô đã gọi chúng tôi ra để nói chuyện riêng. Cô còn nói sẽ gọi điện để trao đổi với phụ huynh vào buổi tối.

Ngày hôm đó, tôi cảm thấy thấp thỏm không yên. Buổi tối, khi cả nhà đang ngồi xem vô tuyến thì có tiếng chuông điện thoại. Tôi ngồi trên phòng hồi hộp chờ đợi. Mẹ là người nghe máy. Nghe tiếng mẹ thì đúng là cô giáo đã gọi đến thật. Nghe cuộc điện thoại xong, mẹ đã nói chuyện với bố nhưng tôi không nghe rõ được lời mẹ. Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Mẹ gọi tôi xuống nhà. Tôi lén nhìn bố mẹ. Khuôn mặt của bố mẹ đều rất buồn. Trong lòng tôi cảm thấy có lỗi vô cùng:

- Mẹ gọi con xuống có việc gì vậy ạ?

Mẹ nhẹ nhàng nói:

- Vừa nãy, cô giáo có gọi điện đến để trao đổi về tình hình học tập của con.

Tôi đứng im chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy bố nhẹ nhàng nhắc nhở:

- Cô giáo đã nói về việc con trốn học để đi chơi game. Việc này khiến bố mẹ cảm thấy rất thất vọng.

Sau đó, bố đã kể cho tôi nghe về việc khi bố còn nhỏ cũng đã từng ham chơi rồi trốn học. Nhưng ông bà nội đã khuyên bảo để giúp bố nhận ra sai lầm. Cả việc cuộc sống ngày xưa vất vả ra sao, nhưng ông bà vẫn cố gắng làm lụng để nuôi bố ăn học. Tôi lắng nghe những câu chuyện của bố mà cảm thấy ân hận về việc làm của mình vô cùng. Tôi nghẹn ngào nói với bố mẹ lời xin lỗi, cũng như lời hứa sẽ chăm chỉ học hành.

Sự việc xảy ra khiến tôi nhận ra bài học quý giá cho bản thân. Tôi cũng thấy yêu thương và biết ơn bố mẹ nhiều hơn. Không chỉ vậy, tôi cũng thêm kính trọng cô giáo của mình. Một sự việc đáng nhớ với tôi trong quãng đời học trò.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 23

Hậu chiến vẫn luôn là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Đào sâu vào những nỗi đau, mất mát kể từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã viết nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Văn bản đã đem đến cho em những rung cảm, suy tư về sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ mà nổi bật là hình ảnh dì Bảy.

Tác phẩm được kể qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" về nhân vật dì Bảy. Câu chuyện của vợ chồng dì Bảy ẩn chứa đầy những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Có thể nói, dì Bảy là một người phụ nữ rất đỗi chung thủy, sắt son. Kể từ ngày dượng Bảy xa nhà đi chiến đấu, dì luôn cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dì không màng đến hạnh phúc của bản thân, chấp nhận hi sinh để chồng an tâm làm nhiệm vụ. Mặc dù ở nhà có người ngỏ ý nhưng dì kiên quyết không chấp nhận, luôn có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về "Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về". Không những thế, dì vẫn luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà nhìn ra con ngõ, "nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân". Có lẽ, trong dáng ngồi thầm lặng với ánh mắt xa xăm ấy là cả một sự buồn tủi, ngóng trông, xen lẫn những niềm hi vọng le lói. Và người đàn bà ấy vẫn một lòng trung trinh, "thủ tiết" đến hết đời. Ngay cả khi biết tin dượng Bảy qua đời, dì vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa. Dì lầm lũi một mình, chăm mẹ già yếu trong ngôi nhà, "tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mười mấy năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng". Hòa bình lập lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà, ở đâu đó giữa thế gian này vẫn còn một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn đang ấp ôm những kỉ niệm xưa cũ với người chồng đã chết, vẫn lẻ loi, lủi thủi giữa cõi đời. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai nấy đều phải thương cảm, xót xa.

Có thể nói, văn bản đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và ca ngợi những người phụ nữ như dì Bảy. Đối với em, những người phụ nữ như dì Bảy rất đáng được trân trọng, tôn vinh. Dì Bảy đã nhận phần thiệt về mình, sống một cuộc đời cô quạnh, lặng thinh. Và biết bao người phụ nữ như dì Bảy, những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng vẫn đang hàng ngày mong nhớ chồng, con. Họ phải nếm trải nỗi đau của sự li tán và gặm nhấm chúng cho tới lúc chết. Hòa bình, độc lập ngày hôm nay nhờ vào một phần công lao rất lớn của họ. Chính vì vậy, là một học sinh, em nhận thấy mình cần phải biết ơn, tôn trọng những người phụ nữ như thế. Đồng thời, học tập theo những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của họ. Bởi họ chính là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ, con người Việt Nam.

Với ngòi bút tinh tế, tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em niềm cảm thương, rung động sâu sắc với số phận của nhân vật dì Bảy. Sự hi sinh cao cả cùng tấm lòng thủy chung, son sắt của nhân vật sẽ luôn là điểm sáng để độc giả yêu mến, noi theo.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 24

Nếu như sử học đem đến cho chúng ta hiểu biết về thời gian, sự kiện của những cuộc chiến thì văn học lại mang tới những khía cạnh khác của chiến tranh. Văn học đào sâu vào số phận của dân tộc, cá nhân và có sức lay động mãnh liệt đối với lòng người. Là một tác giả trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Huỳnh Như Phương đã sáng tác nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Hình ảnh dì Bảy trong câu chuyện vẫn luôn để lại cho em nỗi ám ảnh, xót thương về số phận của người phụ nữ trong và sau cuộc chiến.

Cuộc đời của nhân vật dì Bảy được quan sát, nhìn nhận thông qua điểm nhìn của nhân vật "tôi". Dì Bảy và dượng mới lấy nhau được một tháng thì phải rơi vào li tán khi dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Rất lâu sau, dì nhận được tin dượng Bảy đã hi sinh ở chiến trường. Lúc này, dì vẫn giữ thói quen cũ, ngồi trước hiên nhà và nhìn ra mặt đường như ngóng trông, chờ đợi dượng trở về. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh người đàn bà 80 tuổi đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, tỉnh Quảng Ngãi.

Một người đàn bà như dì Bảy thật đáng để chúng ta cảm phục, noi gương. Dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để dượng Bảy an tâm chiến đấu. Không những vậy, dì Bảy còn là một người vợ sắt son, thủy chung. Dì luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về "Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường". Dù có nhiều người ngỏ ý, dạm hỏi nhưng dì nhất quyết không đồng ý, chờ ngày đoàn tụ với dượng "Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.". Mỗi ngày, dì thường ngồi ngoài hiên nhìn ra con ngõ đợi chồng. Khi nghe tin dượng mất, dì quyết tâm sống độc thân, không đi tìm hạnh phúc riêng mình mà sống cuộc đời lẻ loi, một mình, lầm lũi với những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa. Hình ảnh người đàn bà ngồi trước hiên được lặp lại hai lần, một lần lúc trẻ và một lần về già đã khắc sâu hơn vào nỗi buồn ấy, khiến bất cứ ai cũng phải xót thương. Đó là một sự hi sinh vô cùng cao cả, thầm lặng mà những người phụ nữ như dì Bảy đã làm cho dân tộc Việt Nam.

Rõ ràng, số phận của dì Bảy cũng giống biết bao thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Sự hi sinh thầm lặng trong các cuộc chiến ấy thật sự đáng được mọi người trân trọng. Họ đã nuốt nước mắt vào trong, hi sinh hạnh phúc bản thân vì nghĩa lớn, vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Mặc dù biết trước người chồng, người con có thể bỏ mạng nơi chiến trường nhưng họ vẫn chấp nhận, vận động, tiễn chồng, con ra trận. Để có được cuộc sống yên bình, ấm no ngày hôm nay, không chỉ có sự hi sinh xương máu của những người lính mà còn là công lao to lớn, biển trời của những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết ơn, chia sẻ với những nỗi đau, mất mát mà họ phải gánh chịu. Xã hội cũng cần chung tay san sẻ, giúp đỡ những người phụ nữ ấy. Đặc biệt, các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể cần có hành động thiết thực, quan tâm, động viên những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng.

Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tác giả Như Phương đã xây dựng nên nhân vật dì Bảy với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Dì Bảy là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam hồn hậu, chung thủy, kiên cường. Nhân vật đã để lại cho em niềm cảm phục, ấn tượng sâu đậm.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 25

Từ xưa đến này, người phụ nữ Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Điều đó được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học, trong đó có “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính - dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi bốn mươi. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay tròn tám mươi tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.

Có thể thấy rằng, nhân vật dì Bảy mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy sinh, tấm lòng thủy chung son sắc. Dượng Bảy và dì Bảy chỉ mới kết hôn được một tháng, đây là giai đoạn tình cảm vợ chồng vẫn còn mặn nồng, gắn bó. Dù vậy, dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng tập kết ra bắc, đôi người đôi ngả. Ở đây, có thể thấy được sự hy sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước. Dì đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hạnh phúc của cá nhân. Điều đó khiến người đọc thêm cảm phục trước tấm lòng của nhân vật này.

Không chỉ vậy, dì Bảy còn là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Trong những năm xa cách, dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. Mỗi khi nhận được thư của chồng, dì lại cảm thấy hạnh phúc, hy vọng đến ngày được đoàn tụ. Hình ảnh khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Dượng Bảy đã hy sinh, ngày hòa bình lặp lại, dì đã bốn mươi tuổi, nhưng vẫn có người đàn ông để ý đến dì. Dù vậy, lòng dì Bảy đã không còn rung động. Dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời.

Có thể thấy rằng, dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam thuở còn chiến tranh. Từ đó, chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Từ đó, mỗi người cần có thái độ tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.

Qua nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà, tôi đã học được thêm bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, tôi cũng cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 26

Hai vạn dặm dưới biển: Du hành vào thế giới dưới nước là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc của nhà văn người Pháp Jules Verne. Qua đoạn trích Bạch tuộc được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 7,em cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô.

Thông qua đoạn trích Bạch tuộc, em cảm nhận được thuyền trưởng Nê-mô là một con người bình tĩnh, gan dạ và rất quyết đoán.

Ông đã tự mình sáng chế và điều khiển cả con tàu khổng lồ, cùng tất cả anh em bạn bè trên thuyền vượt qua bao nguy hiểm khó khăn để khám phá đại dương rộng lớn.

Qua cách hành xử và nói năng của Nemo, có thể thấy ông là một người dũng cảm và vị tha. Không phải ai cũng dám lặn xuống tận đáy đại dương trên một con tàu lớn và đặt tính mạng của mình vào trạng thái nguy hiểm như vậy. Khi chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ, Nemo cũng không nề hà khó khăn nguy cấp, lăn xả chiến đấu cùng đồng đội và giành được chiến thắng. Cuối trận chiến, khi một người đồng đội chẳng may hi sinh, thuyền trưởng đã tỏ ra vô cùng buồn bã và quyết tâm làm gì đó để bù đắp cho người đó. Đây cũng chính là chi tiết khiến em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ vị thuyền trưởng dũng cảm và luôn sống vì người khác. Bên cạnh đó, trận chiến khốc liệt với con quái thú khổng lồ cũng khơi gợi cảm giác nể phục, tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả nói riêng, thiên nhiên rộng lớn nói chung.

Theo dõi những hành động và lời nói của thuyền trưởng, chứng kiến cuộc chiến đấu khốc liệt đầy anh dũng, em cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh để kiên cường đối mặt với khó khăn. Cách Nemo sống vì người khác cũng dạy cho em bài học về việc yêu thương, đùm bọc với bạn bè xung quanh, kề vai sát cánh vượt qua hiểm nguy gian khổ.

Tóm lại, thuyền trưởng Nemo chính là biểu tượng về lòng dũng cảm và vị tha trong em. Câu chuyện về người đàn ông thông minh, gan dạ này đã truyền cho em cảm hứng để sống tích cực và mạnh mẽ hơn, không ngại gian lao thử thách.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 27

Trong đoạn trích Bạch tuộc, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một người vừa có vẻ đẹp của thể lực lẫn tinh thần.

Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc hiện lên là một người sẵn sàng chiến đấu với lũ bạch tuộc, nói cách khác, ông là một người quyết đoán, gan dạ. Ông đã sẵn sàng chiến đấu với những con bạch tuộc bằng rìu và đã đã chém đứt các vòi của chúng. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác đã lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước giáo sư. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật, và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở chi tiết này, có thê thấy sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn của một thuyền trưởng. Phải có sức khỏe về thể chất, Nê-mô mới có thể sẵn sàng chiến đấu với lũ "quái vật" này và có những hành động vô cùng nhanh như vậy.

Nê-mô không chỉ là một người có vẻ đẹp về thể lực mà còn có cả vẻ đẹp về tinh thần. Vì sao ông phải chiến đấu với lũ bạch tuộc? Đó không chỉ còn là vì lũ bạch tuộc khiến con tàu No-ti-lớt không đi được mà còn vì những con người trên chiếc tàu ấy. Nếu không chiến đấu với lũ bạch tuộc, sẽ không có cơ hội nào để cứu người thủy thủ kia, không có cơ hội nào để cứu Nét Len. Việc Nê-mô chặt đứt vòi bạch tuộc hay rìu của ông cắm phập vào mồm quái vật vừa cho thấy sức mạnh thể chất của ông, nhưng cũng nói lên sự giận dữ của ông với lũ "quái vật" dám động vào những người trên tàu. Nói cách khác, đó là tình cảm giữa người với người, tình cảm của những người đã thân thiết dành cho nhau. Tôi nhớ nhất là chi tiết mắt Nê-mô ứa lệ khi nghĩ về "biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình". Tôi ấn tượng bởi đó là sự xúc động của một con người dành cho một con người, của người có quê hương dành cho đồng hương của mình, của một thuyền trưởng dành cho thuyền viên. Tôi còn ấn tượng bởi ông không khóc nức nở, không khóc thành tiếng hay một sự xúc động thái quá. Ở đây, Nê-mô chỉ "ứa nước mắt", những giọt nước mắt của ông cứ trào ra, ông không hề kêu lên hay cố tình thể hiện mà nó là cảm xúc chất chứa đến hồi bộc phát. Chi tiết này là một chi tiết đắt giá nói lên vẻ đẹp tinh thần của Nê-mô.

Nhân vật Nê-mô với sự gan dạ, quyết đoán và tình thương người đã để lại trong em sự cảm phục và ngưỡng mộ. Ông cũng cho em hiểu về sức mạnh của con người, sức mạnh của tinh thần đồng đội. Chính Nê-mô đã cho em biết cách cần phải rèn luyện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 28

Một mùa hè nữa qua đi, thế là chúng em lại bắt đầu một năm học mới với nhiều điều hứa hẹn trong tương lai. Mong ước ấy được gửi gắm vào những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong ngày lễ khai giảng. Buổi lễ ấy thật đặc biệt và nhiều cảm xúc đối với em!

Mặc dù đã được nghe cô phổ biến, dặn dò thế nhưng khi đến trường, em vẫn rất bất ngờ trước khung cảnh trên sân trường. Những hàng ghế màu xanh trải dài, ngay hàng thẳng lối được chia theo lớp học. Sân trường đã được các bác lao công quét dọn sạch sẽ nên trường, lớp vô cùng gọn gàng, khang trang. Ở hai bên hành lang, những đóa hoa hồng bung nở rực rỡ dưới nắng ban mai. Những lẵng hoa chúc mừng cũng được xếp ngay ngắn bên cạnh tấm bảng "Chào mừng năm học mới". Nhìn bức tranh tươi đẹp trước mắt, em đã nghĩ rằng: "Đây mới đúng là không khí của ngày "toàn dân đưa trẻ đến trường".

Đồng hồ điểm 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức bắt đầu. Khoảnh khắc bài hát "Mùa thu ngày khai trường" vang lên, lòng em chộn rộn, xao xuyến biết bao! Em đưa mắt nhìn lên bầu trời xanh rồi thả hồn theo chùm bóng. Chùm bóng như chuyên chở bao khát vọng, ước mơ. Sau tiếng trống tựu trường là các tiết mục văn nghệ. Trong năm tiết mục, em thích nhất là tiết mục hát của chị Đỗ Cẩm Phương lớp 7A5. Giọng hát của chị rất hay và truyền cảm.

Kết thúc buổi khai giảng, ai cũng nở rạng ngời trên môi. Ngày hôm ấy, em cũng giống như các bạn, đều cảm thấy hào hứng, hân hoan, mong chờ. Em hi vọng rằng mình sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm dưới mái trường mến yêu!

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 29 

Mỗi lần nghe lời bài hát "Mùa thu ngày khai trường", em lại nhớ về ngày khai giảng hồi đầu năm. Mặc dù đã tham dự không ít lễ khai giảng nhưng em cảm thấy buổi lễ ngày hôm đó luôn đặc biệt nhất.

Em theo mẹ đến trường từ rất sớm. Trên đường đi, em đưa mắt quan sát xung quanh. Ngày hôm ấy, nắng lên từ sớm. Từng tia nắng len lỏi qua tán cây. Em yêu biết bao cái khung cảnh yên bình sớm mai ấy. Tiếng chim hót líu lo trên cành cây cao càng làm lòng em thêm rộn ràng.

Đến cổng trường, có rất nhiều cô chú bán cờ hoa. Ai ai cũng nở một nụ cười thật tươi, mời chào những sản phẩm tươi thắm nhất đến mọi người. Có mấy bạn đứng nói cười với nhau càng khiến cho không khí trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Khi đang mải trò chuyện với bạn, bỗng có tiếng loa của cô tổng phụ trách vang lên. Cô thông báo đã gần đến giờ tổ chức buổi lễ, yêu cầu học sinh tập trung trên sân trường. Lúc này, em cùng bạn tìm lớp học rồi ngồi vào đúng ghế của mình.

Nghe hiệu lệnh của cô giáo, em đứng trang nghiêm làm lễ chào cờ. Nhịp điệu hào hùng của bài "Tiến quân ca" làm em vô cùng tự hào, xúc động. Sau khi chào cờ xong, thầy hiệu trưởng đọc bài phát biểu và đánh trống khai trường. Tiếng trống khai trường làm cho không khí buổi lễ ngày càng trở nên rộn tươi vui, rộn ràng. Trong suốt buổi lễ, điều mà em yêu thích và mong chờ nhất là các tiết mục văn nghệ. Mỗi tiết mục đều mang một màu sắc và nét độc đáo rất riêng.

Buổi khai giảng kết thúc khiến em vô cùng nuối tiếc. Em mong rằng trong những năm học tới, nhà trường sẽ có thể tổ chức thêm nhiều buổi lễ hay và ý nghĩa giống như vậy.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 30

Trong cuộc đời học sinh, có biết bao kỉ niệm khiến em nhớ mãi. Thế nhưng, em vẫn luôn nhớ về ngày khai giảng đầu tiên khi bước vào cấp 2. Đó sẽ luôn là kí ức tươi đẹp mà em không thể nào quên.

Buổi sáng hôm khai giảng, em dậy từ sớm để chuẩn bị quần áo, đánh răng rửa mặt. Sau khi ăn sáng, mẹ chở em đến trường trên chiếc xe Honda. Quãng đường từ nhà tới trường hôm ấy sao xa xôi quá! Nhìn những tia nắng xuyên qua tán cây, em cảm thấy thật thư thái, yên bình. Mấy chú chim cất tiếng hót véo von rồi nhảy từ cành này qua cành khác làm em vô cùng thích mắt. Khung cảnh nhộn nhịp xung quanh càng khiến em hào hứng, rạo rực. Em đã chuẩn bị mọi thứ cho buổi khai giảng hôm ấy.

Vừa đến trường, có biết bao anh chị, bạn bè vui đùa, trò chuyện với nhau. Tiếng nói cười rộn rã làm lòng em càng hân hoan. Cờ hoa đỏ rực, tung bay trong gió như nhuộm đỏ cả một góc trước cổng trường.

Đúng 7 giờ, cô giáo yêu cầu các bạn tập trung theo đơn vị trên sân trường. Em nhanh chóng di chuyển và ngồi vào chỗ của mình. Lúc này, mọi người đều trật tự nghe theo hiệu lệnh của cô. Buổi lễ khai giảng mở đầu bằng tiết mục văn nghệ của lớp 8A2. Em như chìm đắm trong lời ca du dương của bài hát "Mùa thu ngày khai trường". Sau khi làm lễ chào cờ, thầy hiệu trưởng lên phát biểu và đánh những tiếng trống đầu tiên. m thanh dồn dập của trống lúc ấy rộn ràng như nhịp đập trái tim em. Từng chùm bóng được thả lên trời đem theo ước mơ về một năm học tươi sáng. Trong khoảnh khắc đó, em ước rằng thời gian có thể ngừng trôi để em được đắm mình trong không gian tươi đẹp ấy.

Đã hơn một năm trôi qua nhưng mỗi lần nhớ về ngày khai giảng đầu tiên ở trường cấp 2, em không khỏi xúc động, hạnh phúc. Mùa khai trường chuyên chở biết bao ước mơ, hi vọng của những cô, cậu học trò nhỏ như em. Em mong rằng mình sẽ có thêm thật nhiều những buổi khai giảng ý nghĩa và tuyệt vời như thế.

Biểu cảm về con người hoặc sự việc  - mẫu 31

Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.

Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia. 

Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.

Đánh giá

0

0 đánh giá