TOP 30 bài Trao đổi vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

760

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trao đổi vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội), giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trao đổi vấn đề Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

Đề bài: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội)

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 1

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”

(Hồ Chí Minh)

Trẻ em - thế hệ mầm non của đất nước luôn cần đến sự nâng niu, chăm sóc của những người xung quanh. Nhưng trong xã hội ngày hôm nay, chúng ta có thể bắt gặp không ít những trường hợp bạo hành trẻ em.

Trước hết, cần hiểu được rằng bạo hành là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Những lời nói và hành vi đó có thể gây ra sự tổn thương sâu sắc về tinh thân cũng như thể xác của người bị bạo hành. Xã hội càng hiện đại, nhưng trình độ dân trí vẫn chưa được nâng cao khiến cho càng nhiều nạn bạo hành xảy ra, trong đó bạo hành trẻ em là phổ biến nhất.

Ông bà ta thường có câu: “Yêu cho roi, cho vọt; Ghét cho ngọt cho bùi”. Có lẽ suy nghĩ ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho việc đánh con cái đã trở thành một thói quen với danh nghĩa tình thương. Nhiều bậc phụ huynh chỉ đơn giản nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ - dù là theo tiêu cực nhất. Họ dùng đòn roi để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Hay có nhiều người còn nhẫn tâm bỏ rơi con mình. Những ngày qua, dư luận đã dậy sóng trước liên tiếp những vụ việc em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Sự việc em bé bị bỏ rơi ở hố ga, ở trong khe tường… thực sự cho thấy sự vô tâm của những bậc làm cha mẹ. Khi mà thứ tình cảm thiêng liêng nhất - tình mẫu tử không thể vượt qua được sự ích kỷ của bản thân. Hậu quả để lại có thể là sự nguy hiểm đến tính mạng của những đứa trẻ. Không chỉ trong gia đình, nạn bạo hành còn có thể diễn ra ở trong nhà trường diễn ra với muôn hình vạn trạng. Chắc hẳn ai cũng từng biết đến vụ việc một cô giáo nọ phạt học sinh bắt học sinh quỳ xuống để các bạn trong lớp tát liên tiếp vào mặt... Ngoài ra, bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Việc mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm... Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Nhưng những vết thương về tinh thần thì sẽ còn ám ảnh con người rất lâu.

Bạo hành là một hành vi vô cùng xấu xa, cần lên án. Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người. Mỗi cá nhân hãy nhận thức được tác hại của hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó có ý thức bảo vệ và yêu thương các em. Từ gia đình, nhà trường và xã hội đều cần phải chung tay bảo vệ trẻ em.

Trẻ em là đối tượng cần được nâng niu và bảo vệ. Đừng vì sự nóng giận hoặc sai lầm của bản thân mà giết chết tuổi thơ của các em bằng những hành động bạo hành.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 2

Ông cha ta có câu:

“Yêu cho roi, cho vọt
Ghét cho ngọt, cho bùi”

Dường như chính từ những suy nghĩ ấy mà dẫn đến một vấn nạn đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội: nạn bạo hành trẻ em.

Bạo hành là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là hành vi đánh đập, bỏ rơi con cái. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ.

Xã hội đã từng liên tiếp chứng kiến những vụ việc em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Sự việc em bé bị bỏ rơi ở hố ga, ở trong khe tường… thực sự cho thấy sự vô tâm của những bậc làm cha mẹ. Khi mà thứ tình cảm thiêng liêng nhất - tình mẫu tử không thể vượt qua được sự ích kỷ của bản thân. Hậu quả để lại có thể là sự nguy hiểm đến tính mạng của những đứa trẻ. Không chỉ trong gia đình, nạn bạo hành còn có thể diễn ra ở trong nhà trường diễn ra với muôn hình vạn trạng. Hình ảnh một giáo viên mầm non đã xách ngược đầu một bé gái nhấn vào thùng nước để dọa cho bé ăn. Hay như vụ việc một cô giáo nọ phạt học sinh bắt học sinh quỳ xuống để các bạn trong lớp tát liên tiếp vào mặt…

Tất cả những hành vi đó sẽ để lại những hậu quả không nhỏ đến trẻ em. Những cuộc bạo hành về tinh thần hay thể chất đều sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Từ đó dễ hình thành cho trẻ những tính cách không tốt như: ưa bạo lực, thích đánh nhau, lầm lì… Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp đều là nạn nhân của nạn bạo hành. Những vết thương về thể xác có thể lành lặn nhưng về tinh thần sẽ rất khó quên đi.

Chính vì vậy, mỗi người cần lên án mạnh mẽ các hành vi bạo hành, mạnh dạn tố giác, không bao che. Nhà nước cần có chính sách pháp luật xử phạt nghiêm minh đối với người bạo hành trẻ em. Những chính sách bảo vệ trẻ cần được đẩy mạnh. Cơ sở, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh. Xóa bỏ những tiềm thức đã ăn sâu vào nếp sống từ xưa đến nay là khó khăn nhưng cần thay đổi để xã hội trở nên văn minh hơn.

Trẻ em là đống tượng quan tâm hàng đầu của một quốc gia. Chính vì vậy, mỗi người hãy chung tay để bảo vệ các em khỏi nạn bạo hành. Hãy để tuổi thơ của các em được phát triển một cách lành mạnh và toàn diện nhất.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 3

Chào tất cả các bạn, mình là …, hôm nay mình xin trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề Bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội.

Như các bạn đã biết, hiện nay bạo hành trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo hành trẻ em được coi là những hành vi ngược đãi trẻ cả về thể chất và tinh thần, gây tổn thương đến sức khỏe và tâm hồn của trẻ qua các hành động đánh đập, đe doạ, chửi bới, chê bai của người lớn, thậm chí là người thân bên cạnh trẻ.

Đáng buồn thay, theo thời gian, số lượng vụ bạo hành trẻ em ngày một tăng lên. Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy hình ảnh những người cha người mẹ đánh đập con mình không thương tiếc. Họ nhẫn tâm tung những đòn roi lạnh lùng xuống thân thể đứa trẻ tội nghiệp. Hay đó còn là hình ảnh một vài cô giáo mầm non, những người làm giáo dục lại chửi bới, mắng một, đánh đập, xúc phạm học sinh. Đau đớn hơn, những người bên cạnh lại dửng dưng trước hành động sai trái đó. Họ như thoả hiệp với sự tàn nhẫn, thoả hiệp với tội ác trước mắt.

Chính những hành động và lời nói tàn nhẫn ấy đã vô tình gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ sự tổn thương. Trẻ bị bạo hành thường xuyên sẽ phải sống trong tâm lí hoang mang, sợ hãi, rụt rè, tự ti. Các em luôn cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, khi quá sức chịu đựng của bản thân, các em còn có thể mất đi cả mạng sống của mình vì bạo lực gia đình.

Để dẫn đến những thực trạng và hậu quả thương tâm ấy, có rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do đứa trẻ ấy thiếu may mắn, sống trong một gia đình không hạnh phúc, cha mẹ li hôn, sống với dì ghẻ, bố dượng. Hay những áp lực về kinh tế, cuộc sống khiến người lớn trở nên cộc cằn, khó chịu, thiếu bao dung với lỗi lầm của trẻ. Một số khác thì không thể kiểm soát được hành vi của mình sau khi uống rượu, bia dẫn đến đánh đập vợ con. Đó còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen, thiếu tình thương của người lớn dành cho trẻ em. Và tất cả đều dẫn đến những hành vi gây phẫn nộ và đau lòng.

Các bạn ạ, trẻ em chúng ta xứng đáng được sống trong bình an, hạnh phúc, xứng đáng được yêu thương và bảo vệ. Vì vậy, mình nghĩ mỗi người chúng ta cần tuyên truyền để xã hội, cộng đồng có những hiểu biết về vấn nạn bạo hành trẻ em. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có các chính sách, quy định thiết thực hơn để bảo vệ trẻ. Chúng ta phải biết lên tiếng tố cáo, sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi xâm hại, bạo lực.

Phần trao đổi của mình xin tạm dừng ở đây, rất hi vọng các bạn sẽ bổ sung, đóng góp ý kiến để chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 4

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng mong manh cần được bảo vệ và nâng niu. Thế nhưng hiện nay, trong xã hội xuất hiện nạn bạo hành trẻ em gây bức bối, làm nhức nhối trong dư luận. Vấn nạn này đang ngày có chiều hướng gia tăng khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ.

Vậy thế nào là bạo hành? Bạo hành là những hành động và lời nói có tính chất vũ phu, ngang ngược, đôi khi vô cùng độc ác. Cụ thể như xúc phạm, chà đạp, đay nghiến, tra tấn đánh đập bất chấp luân thường đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Bạo hành trẻ em là vấn nạn lên án những hành động vô nhân tính, độc ác đối với những đứa trẻ.

Trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây đã thống kê hàng loạt vụ bạo hành trẻ em, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều môi trường sống, bao gồm những nơi văn minh như: trường học, quán ăn...thậm chí là trong chính gia đình. Dư luận Trung Quốc từng rúng động trước lời bộc bạch của một học sinh về sự thật cái chết của bạn cùng bàn. Nữ sinh lớp 7 bị bệnh tim nhưng thành tích học tập luôn đứng thứ hạng cao. Do bệnh lý cơ thể nên cô bé thường ngủ nhiều trong giờ học, giáo viên môn Anh Văn biết nhưng luôn đay nghiến, làm khó dễ, thậm chí dùng tay đánh thật mạnh vào lưng cô bé khi em đang ngủ. Kết quả em lên cơn co giật và qua đời.

Trong năm 2020, Việt Nam có rất nhiều vụ bạo hành gây phẫn nộ. Đầu năm, dư luận xôn xao vụ việc một người đàn ông ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trói và đánh đập tàn nhẫn con gái 6 tuổi.

Khoảng giữa năm, mạng xã hội Facebook đăng tải đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh người cha trói tay, dùng roi đánh, dùng chân đá mạnh vào người con gái ruột 6 tuổi một cách dã man. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 2000 trẻ bị xâm hại, bạo hành ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. 65,88% trong tổng số vụ bạo hành trẻ em do người thân trong gia đình gây ra.

Không những đánh đập tàn nhẫn, bạo hành trẻ em còn biểu hiện qua việc xúc phạm nhân phẩm, mắng nhiếc, dọa nạt khủng bố tinh thần các em. Hành động này không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt nhưng vẫn đã và đang diễn ra hàng ngày trên đất nước ta.

Bạo hành xuất phát từ nguyên nhân nào? Chủ quan là từ lương tâm, sự tàn nhẫn, suy đồi nhân cách của con người. Làm cha làm mẹ, làm thầy nhưng vì những ích kỷ, bực bội cá nhân mà không ghê tay hành hạ con trẻ. Một số ít nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của cha mẹ khi còn bé, do áp lực cuộc sống... song dù là nguyên nhân nào, bạo hành cũng là hành động vô lương tâm, suy đồi đạo đức, đi ngược lại luật pháp, lí lẽ thông thường.

Hậu quả của vấn nạn nhức nhối xã hội này nguy hiểm như thế nào? Đầu tiên với những đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành, ngoài những tổn thương về cơ thể như thương tật, những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ bị tổn thương về tâm lý. Các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam cho biết, bạo hành trẻ em để lại nhiều hệ quả vô cùng tiêu cực, thể chất suy kiệt, trẻ chậm phát triển đồng thời tâm trí có vết thương hằn sâu nghiêm trọng, trẻ luôn trong tình trạng rụt rè nhút nhát. Trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử. Khi trẻ sống trong môi trường bị cha mẹ đánh đập, xúc phạm, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực và hình thành tư tưởng sai trái, dễ trở thành kẻ bạo lực, thậm chí tội phạm nguy hiểm của xã hội.

Chính từ những nguy hại đó, gia đình, xã hội và mỗi cá nhân cần có ý thức, biện pháp giáo dục, quan tâm. Đầu tiên cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em. Lưu ý hỗ trợ, nâng cao kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình. Đặc biệt tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc với con cái. Cộng đồng không thờ ơ, vô cảm trước nạn bạo hành con trẻ.

Nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành từ những ngày nhỏ nhất, trách nhiệm bảo vệ yêu thương để trẻ phát triển bình thường là của cả xã hội. Hãy chung tay vì tương lai tươi sáng của những mầm non, những chủ nhân thế hệ mới của đất nước.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 5

Xin chào thầy cô và các bạn. Mình là …. Hôm nay, mình muốn trao đổi ý kiến của bản thân với các bạn về vấn đề: Bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội.

Các bạn yêu quý, ai trong chúng ta cũng có một gia đình, nơi chúng ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che của những người thân yêu quý. Thật may mắn biết bao vì trên bước đường đời, chúng ta luôn có người thân bên cạnh. Nhưng các bạn biết không, đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không có được niềm may mắn ấy, khi các em phải chịu đòn roi và bạo hành đến từ chính người thân của mình. Thật đáng buồn biết bao!

Trước tiên, chúng ta cần hiểu bạo lực trẻ em là gì? Bạo hành trẻ em là hành động hoặc lời nói ngược đãi, xâm phạm đến thân thể, danh dự nhân phẩm của trẻ, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần trẻ em. Hành vi bạo lực trẻ em đang ngày một phổ biến đến mức khó kiểm soát với những hình thức khác nhau.

Trong xã hội, nhiều trường hợp trẻ em bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập chửi bới nặng nề chỉ vì không hoàn thành công việc được giao. Một số khác có hành vi cưỡng bức, xâm hại trẻ em,... Bạo hành trẻ em không chỉ tồn tại trong xã hội mà nó còn xâm nhập vào từng gia đình - nơi tưởng chừng như trẻ em được bảo vệ và yêu thương nhất. Lướt một vòng trên các trang báo chính thống, chúng ta không khó để thấy những thông tin như mẹ ruột đánh đập con chỉ vì tức giận nhất thời; dì ghẻ đánh đập con riêng của chồng; mẹ la mắng, chê bai con vì kết quả học tập không như kì vọng,...

Chính tất cả những hành động, lời nói ấy đã khiến biết bao đứa trẻ bị tổn thương tinh thần và thể xác. Chúng phải luôn sống trong sợ hãi, mặc cảm, hoang mang, thậm chí là những vết thương tâm hồn sẽ mãi theo trẻ suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, khi bị bạo hành, trẻ dễ có xu hướng thay đổi hành vi ứng xử, từ một người hiền lành trở nên cáu kỉnh và cục cằn. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị thay đổi tâm lý, dễ mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tính cách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Để tìm ra các biện pháp khắc phục vấn đề này, chúng ta cần xem xét đến yếu tố nguyên nhân. Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn việc dẫn đến bạo lực trẻ em xuất phát từ người lớn - bậc phụ huynh. Có thể họ vì nóng nảy nhất thời hoặc do bản thân có xu hướng bạo lực nên dễ dàng "xuống tay" đánh mắng trẻ em. Ngoài ra, người lớn còn lấy các nguyên do khác như trẻ không nghe lời, trẻ học kém,... để xúc phạm và có hành vi tàn ác.

Như vậy, để xã hội không còn tồn tại vấn đề nhức nhối này, chúng ta cần tuyên truyền tới những người xung quanh về lối sống văn minh, không bạo lực gia đình. Khi phát hiện trường hợp trẻ em bị bạo hành, chúng ta cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân nên học cách lắng nghe và yêu thương con trẻ, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Nếu còn tồn tại vấn đề bạo hành trẻ em, chúng ta sẽ phải đối mặt với nỗi đau dai dẳng, khôn nguôi. Mong rằng, mỗi người hãy góp tiếng nói nhỏ bé của mình để phòng chống nạn bạo hành trẻ em và biết lên án những hành vi xấu, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ. Mỗi người cha, người mẹ, người lớn trong xã hội cần yêu thương, bao dung hơn với những lỗi lầm, khờ dại của trẻ, để trẻ được sống trong một thế giới an toàn, vui tươi và hạnh phúc.

Bài trình bày của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Mình rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người để bài làm thêm hoàn chỉnh hơn nữa.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 6

Trẻ em là mầm non đất nước. Nhưng hiện nay ở đâu đó nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra. Đó là những hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em.

Vừa qua, dư luận lên sóng “sùng sục” bởi nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm, môi trường sống: trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học? Điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, đánh đập, ngược đãi trẻ. Báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao, bàng hoàng: bé Hảo, bốn tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành. Người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội rằng: “Thấy con nghịch tờ tiền, bà dùng kéo cắt ngón tay để cảnh cáo”. Một lần thấy bé ngã khi trèo cây, sẵn con dao trong tay bà phạt đứt ngón chân bé… Hậu quả đau thương, cô bé như con chim non bị mẹ hắt hủi, đánh đập, lạ lẫm ngơ ngác với cuộc đời. Bé Hảo bị mất 41% sức khỏe, có khác chi một người tàn phế, trên mình đầy rẫy những vết thương. Chị Bình sống giữa một nơi đô thị văn minh, mới mười lăm, mười sáu tuổi đầu phải làm việc trong quán phở, bị đánh đập, ngược đãi rất kinh hoàng. Còn trong nhà trường, cô giáo nuôi dạy trẻ dùng băng dính dán miệng học sinh chỉ vì các em khóc quá to…

“Trẻ em như búp trên cành” nhưng có những búp non không những bị vùi dập mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Đó là những hành vi bạo hành trẻ về tinh thần, xúc phạm đến nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ. Trên báo chí đưa tin, thầy giáo dạy ngoại ngữ vì thấy một học sinh học quá kém mà đã buông lời xúc phạm: “Ba mày ngu, mẹ mày ngu nên sinh ra mày ngu vậy đó!” Câu nói đó xoáy sâu vào tâm hồn trẻ dại nỗi đau đớn tủi nhục ê chề. Thầy giáo đó còn nhiều lần lăng mạ, ấn dúi đầu em ấy, bắt cả lớp nhìn vào cười chê, coi đó là gương xấu. Người thầy đó đâu biết rằng gia cảnh bạn đó rất nghèo, ba đạp xích lô, mẹ bán ve chai, một mình gánh trên vai việc chăm sóc ba em nhỏ vì thế mà việc học hành bị sa sút…

Xét theo khía cạnh chủ quan, tâm hồn trẻ em trong sáng, thơ dại hoàn toàn không có lỗi mà nguyên nhân chính là từ phía những người bạo hành trẻ. Đó là những con người mất hết lương tri, suy đồi đạo đức, không yêu trẻ, cách giáo dục thiếu tình thương. Nhất là với những người bạo hành là bậc cha mẹ “phụ tử tình thâm, máu chảy ruột mềm” thử hỏi có còn bằng loài cầm thú nữa hay chăng? Đến “hổ báo cũng chẳng ăn thịt con”. Hoặc có thể những người này không nắm được pháp luật, có nhận thức lệch lạc về cách dạy trẻ “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”? Có những người thì tự bào chữa rằng con tôi, tôi muốn làm gì thì làm

Cũng không thể phủ nhận nguyên nhân từ phía xã hội, khi quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều người còn tư tưởng “ôm rơm rặm bụng” nên thờ ơ trước những hành vi bạo hành đó. Minh chứng rõ nhất là việc chị Bình bị chủ quán phở bạo hành hơn chục năm nay mà chính quyền địa phương mới được biết. Không biết trong quán chục năm nay có bao nhiêu con mắt được chứng kiến mà giả mù, giả điếc cho qua chuyện.

Hành vi bạo hành trẻ em có tác hại to lớn, đè nặng lên tâm lý xã hội. Đó là dấu hiệu xuống cấp về đạo đức, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta mỗi người công dân Việt Nam cần quan tâm thực hiện bằng được cam kết này. Pháp luật và cả xã hội phải chung tay góp sức, báo chí và các cơ quan ngôn luật phía tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lên án những hành vi bạo hành trẻ em, các tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em phải lên tiếng… Tất cả góp thành một làn sóng mạnh mẽ hơn.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 7

Chào cô và các bạn. Mình là …. Hôm nay, mình sẽ trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề Bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề tuy không còn mới nhưng vẫn luôn được cộng đồng quan tâm. Các bạn cùng trao đổi nhé!

Trước tiên, mình xin trình bày thế nào là bạo lực trẻ em. Theo mình, bạo hành trẻ em là hành vi gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Nó được thể hiện trong lời nói, hành động như đánh đập, chửi bới, xúc phạm, chê bai,...

Hiện nay, tình trạng bạo hành trẻ em đang diễn ra khá nghiêm trọng với số lượng ngày càng nhiều. Trong xã hội, nhiều người lớn nhẫn tâm bóc lột sức lao động của những đứa trẻ không gia đình. Họ đánh đập, chửi mắng khi chúng không hoàn thành đúng những gì mong muốn. Trong gia đình, việc trẻ bị đánh mắng vẫn diễn ra hàng ngày. Nhiều người mẹ, người cha tự cho mình cái quyền được đánh trẻ vì nghĩ rằng đó là một hình thức giáo dục. Để rồi, những đòn roi, những lời nói gây tổn thương mỗi đứa trẻ.

Và sau những cơn giận giận dữ, la mắng của người lớn, trẻ phải đối mặt với vết thương thể xác và tâm hồn. Đó là cơn đau tê tái cùng mấy vết hằn đượm máu bởi đòn roi. Là những thương tổn dai dẳng trong tâm hồn với những vết thẹo dài đầy ám ảnh. Thậm chí, có "thiên thần bé nhỏ" còn mất đi cả sự sống quý giá. Còn gì đau đớn hơn như thế? Liệu những con người nhẫn tâm kia có từng ăn năn hối hận?

Các bạn thân mến, chúng ta không thể phủ nhận những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống đôi khi khiến người lớn dễ nổi nóng, bực mình. Tuy nhiên, nếu họ biết kiềm chế cảm xúc, biết bao dung và yêu thương nhiều hơn thì sẽ không có những sự việc đáng buồn xảy ra. Với mình, bạo lực trẻ em dù ở bất kỳ hình thức nào thì cũng cần phải lên án và loại bỏ, để những đứa trẻ non nớt được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh.

Để làm được những điều trên, chúng ta hãy tuyên truyền đến tất cả mọi người cùng nhau chung tay vì một xã hội nói không với bạo lực trẻ em. Khi bắt gặp người lớn bạo hành trẻ nhỏ, mỗi người cần xem xét tình hình và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, mỗi người lớn hãy tự ý thức về phát ngôn và hành động của bản thân để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Phần trình bày của mình đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ tất cả mọi người. Cảm ơn các bạn!

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 8

Xin chào tất cả các bạn,

Tôi là Tuấn An, và hôm nay tôi muốn mở ra một cuộc trình bày về một vấn đề cực kỳ quan trọng và đau lòng đó là bạo lực trẻ em, đặc biệt là trong gia đình và xã hội.

Như chúng ta đã biết, bạo lực trẻ em đang trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện nay. Đây không chỉ là một hiện tượng cục bộ mà còn là một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới. Bạo lực trẻ em không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn về tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và phát triển của các em.

Một điều đáng buồn là theo thời gian, số lượng các vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ em đang gia tăng. Chúng ta thường nghe thấy về những trường hợp đau lòng khi những người cha mẹ, những người có trách nhiệm bảo vệ và yêu thương nhất, lại trở thành người gây ra những vết thương không lời giải thích được cho con của mình. Hay những cô giáo, những người được giao trách nhiệm giáo dục và bảo vệ trẻ em, lại trở thành người gây ra những vết thương vô tội trên cơ thể và tâm hồn của các em. Những hình ảnh đau lòng này là minh chứng rõ ràng cho sự lan rộng của vấn đề và cũng là lời kêu gọi cho chúng ta phải hành động.

Những hậu quả của bạo lực trẻ em không chỉ là những vết thương về thể chất mà còn là những vết thương tâm hồn sâu sắc. Trẻ em bị bạo hành thường phải chịu đựng sự sợ hãi, lo lắng và tự ti, và họ thường cảm thấy không an toàn ở cả trong nhà và ngoài xã hội. Những hậu quả này không chỉ là tạm thời mà còn kéo dài đến suốt cuộc đời của họ, tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sự phát triển và hạnh phúc của các em.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trẻ em, từ những mâu thuẫn gia đình, áp lực kinh tế đến sự thiếu hiểu biết và kiểm soát cảm xúc từ phía người lớn. Một số người có thể trải qua sự thất bại trong cuộc sống và dễ dàng trở nên căng thẳng và bạo lực với trẻ em. Đôi khi, cảm xúc tiêu cực như tức giận, căm phẫn có thể dẫn đến những hành động không kiểm soát được, gây ra những hậu quả không lường trước.

Vì vậy, mỗi cá nhân trong chúng ta, không chỉ là người lớn mà còn là những thành viên của xã hội, đều có trách nhiệm phải làm gì để ngăn chặn và ngăn ngừa bạo lực trẻ em. Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này, đồng thời hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của bạo lực trẻ em. Chúng ta cũng cần thúc đẩy việc thực thi pháp luật và tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ cụ thể để giúp giải quyết vấn đề này.

Cuối cùng, chúng ta cần phải nhớ rằng mỗi bước hành động nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của trẻ em. Chúng ta cần phải đứng lên, nói lên tiếng nói của mình và hành động để bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của những người yếu thế nhất trong xã hội. Hãy cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới mà mọi trẻ em đều có quyền được yêu thương, bảo vệ và phát triển.

Bài trình bày của tôi tạm dừng ở đây, và tôi hy vọng rằng những ý kiến đóng góp từ mọi người sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vấn đề này và tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn. Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 9

Xin chào thầy cô và các bạn yêu quý,

Tôi là Tuấn An và hôm nay, tôi muốn mở ra một cuộc trao đổi ý kiến về một vấn đề nghiêm trọng đó là Nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.

Hãy suy nghĩ về sự may mắn của chúng ta khi được sinh ra trong một gia đình, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc từ những người thân yêu luôn bao quanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, đâu đó, vẫn tồn tại những đứa trẻ không được biết đến niềm hạnh phúc đó. Những đứa trẻ này phải chịu đựng sự tàn nhẫn từ chính người thân của mình, một thực tế đau lòng mà chúng ta không thể không quan tâm và đối mặt.

Bạo lực trẻ em, theo tôi, không chỉ là hành động vật lý hoặc lời nói xúc phạm, mà còn là một loạt các hành vi, những hành vi gây tổn thương đến cả thể chất và tinh thần của trẻ em. Điều này làm cho nó trở thành một vấn đề phức tạp và ngày càng lan rộng trong xã hội hiện nay.

Chúng ta không cần phải đi xa để thấy rõ sự hiện diện của bạo lực trẻ em. Nó không chỉ tồn tại trong các môi trường xã hội đặc biệt, mà còn xâm nhập vào từng góc nhỏ của những tổ ấm gia đình - nơi mà chúng ta thường nghĩ rằng tình yêu và sự bảo vệ sẽ luôn hiện diện. Tuy nhiên, không khó để nhìn thấy những trường hợp mẹ ruột đánh đập con, dì ghẻ lạm dụng con riêng của chồng, hay thậm chí là sự phủ nhận và chê bai từ những người cha mẹ vì những lý do vô cớ.

Tất cả những hành động và lời nói đó không chỉ gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho trẻ em mà còn tạo ra những hậu quả tiêu cực về tâm lý và hành vi. Điều này dẫn đến một chuỗi các vấn đề phát triển, từ sự thay đổi trong hành vi ứng xử đến những vấn đề tâm lý sâu sắc như trầm cảm, lo lắng, hay rối loạn hành vi.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn vào nguyên nhân và tìm ra các biện pháp phòng tránh. Điều đầu tiên chúng ta cần nhận ra là bạo lực trẻ em thường bắt nguồn từ người lớn, những người trong gia đình hoặc xã hội. Đôi khi, điều này có thể do sự mất kiểm soát trong cảm xúc hoặc là do một chuỗi các vấn đề cá nhân. Do đó, việc giáo dục và nhấn mạnh về tình yêu thương và sự tôn trọng là rất quan trọng.

Nếu chúng ta muốn xã hội không còn chứng kiến những bi kịch của bạo lực trẻ em, thì chúng ta cần phải cùng nhau làm việc. Tuyên truyền về tình thần nhân văn và không bạo lực trong gia đình cũng như xã hội là điều cần thiết. Khi chúng ta phát hiện một trường hợp bạo hành trẻ em, việc can thiệp và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng là cần thiết để ngăn chặn vấn đề. Và mỗi người trong chúng ta, bất kể là người lớn hay trẻ em, đều có trách nhiệm làm một phần nhỏ để giảm bớt sự đau đớn này trên thế giới.

Những bước nhỏ này có thể là chìa khóa để mở ra một thế giới an toàn, yêu thương và hạnh phúc cho tất cả các đứa trẻ. Hãy cùng nhau hành động để chấm dứt nạn bạo hành trẻ em, và cùng nhau tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho thế giới của chúng ta.

Bài trình bày của tôi kết thúc ở đây, và tôi mong nhận được sự đóng góp và phản hồi từ mọi người để làm cho nó trở nên hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!

Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội) - mẫu 10

Chào cô và các bạn thân mến,

Tôi là Tuấn An và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người về một vấn đề nghiêm trọng đó là Bạo lực trẻ em, một vấn đề không lạ lẫm nhưng vẫn cần sự quan tâm và hành động từ cộng đồng.

Trước hết, hãy cùng nhìn vào bản chất của bạo lực trẻ em. Đối với tôi, bạo lực trẻ em không chỉ là hành động gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho trẻ, mà còn là một thực trạng phản ánh qua các hành vi như lời lẽ xúc phạm, hành động đánh đập, chửi bới,...

Hiện nay, tình trạng bạo lực trẻ em đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với số lượng trẻ em bị ảnh hưởng không ngừng tăng lên. Trong xã hội, nhiều người lớn đang phạm tội khi bóc lột lao động của những đứa trẻ mồ côi hoặc không có gia đình. Họ thường áp đặt bằng cách đánh đập, hạ thấp trẻ em khi chúng không đạt được những gì người lớn mong muốn. Trong gia đình, bạo lực vẫn là vấn đề hàng ngày khi nhiều cha mẹ vẫn cho rằng việc trừng phạt bằng cách đánh đập là cách giáo dục. Kết quả là, trẻ em phải chịu đựng những vết thương về cả thể chất và tinh thần sau mỗi cơn giận dữ của người lớn.

Đối mặt với những thương tổn này, trẻ em không chỉ gặp phải cảm giác đau đớn mà còn phải chịu đựng sự tổn thương về tâm hồn. Những vết thương này có thể là những vết thẹo sâu kín, hoặc thậm chí, có thể là cái giá của cuộc sống của những "thiên thần bé nhỏ" đã phải trả bằng cả cuộc đời. Liệu những người tàn ác đó có bao giờ hối hận và ăn năn?

Chúng ta không thể phủ nhận rằng cuộc sống đôi khi mang lại cho chúng ta những áp lực và căng thẳng, khiến cho người lớn dễ nổi giận và mất kiểm soát. Tuy nhiên, việc biết kiểm soát cảm xúc, biết thông cảm và yêu thương sẽ giúp chúng ta tránh xa khỏi những hậu quả đau lòng. Đối với tôi, bất kể hình thức nào, bạo lực trẻ em đều cần phải bị xã hội lên án và loại bỏ, để môi trường sống của trẻ em trở nên an toàn và lành mạnh hơn.

Để làm được điều đó, chúng ta cần kêu gọi mọi người cùng nhau hành động để tạo ra một xã hội không chịu dung thứ cho bạo lực trẻ em. Khi chúng ta chứng kiến bạo lực trẻ em xảy ra, mỗi người cần phải can thiệp và thông báo ngay cho cơ quan chức năng. Ngoài ra, mỗi người trong chúng ta cũng cần tự ý thức về những lời nói và hành động của mình để tránh xa khỏi những sự việc đáng tiếc.

Đây là phần chia sẻ của tôi. Rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi từ tất cả mọi người. Xin cảm ơn!

Đánh giá

0

0 đánh giá