Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói - Mẫu 1
* Dàn ý bài văn nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh:
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nghị luận hút thuốc lá điện tử ở học sinh
2. Thân bài
a. Giải thích
Thuốc lá điện tử là gì? Được làm từ nguyên liệu gì? (Thuốc lá được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện, gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo)
b. Nêu biểu hiện cụ thể và thực trạng hút thuốc lá điện tử ở học sinh:
- Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá điện tử đang là thói quen của giới trẻ và đặc biệt là các học sinh, nó đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong thế hệ học sinh.
- Số lượng đó ngày càng tăng cao.
- Học sinh hút thuốc lá điện tử ngày càng mở rộng theo lớp và thế hệ. Có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc.
- Người hút thuốc trên khắp mọi nơi, và khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào không gian trường học.
c. Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh:
- Xuất phát do nhận thức của chính các bạn học sinh (còn kém và thích học đòi mà chưa nhận thức được tác hại của thuốc lá điện tử).
- Cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân.
- Tâm lí đua đòi, bắt chước bạn bè. Bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn đến nghiện hút thuốc lá điện tử.
- Gia đình nhà trường giáo dục lỏng lẻo, không theo sát được các em học sinh (Thiếu sự quan tâm của gia đình, bố mẹ và nhà trường)
d. Chỉ ra tác hại mà việc hút thuốc lá gây ra
- Thuốc lá điện tử là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người.
- Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá)
- Thuốc lá điện tử không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.
e. Đề xuất những giải pháp trước thực trạng hút thuốc lá ở học sinh:
- Nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại của khói thuốc bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến các học sinh và các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá điện tử trước mặt con em, hạn chế cho chúng tiếp xúc với thuốc lá điện tử)
- Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
- Nêu lên bài học nhận thức và hành động.
- Liên hệ với bản thân.
Em chào thầy, cô và các bạn. Em tên là Nguyễn Văn A. Hôm nay em sẽ trình bày vấn đề hút thuốc lá ở học sinh hiện nay.
Thời gian gần đây, trào lưu hút thuốc lá điện tử phát triển nhiều, nhất là giới thanh thiếu niên, những người vô cùng hiếu kỳ, luôn tò mò và muốn khám phá. Đó là vấn nạn mà cả xã hội quan tâm.
Việc hút thuốc lá điện tử trong và ngoài trường học đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Chúng ta có thể dễ dàng để bắt gặp học sinh hút thuốc lá điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng. Nguyên nhân của vấn nạn trên trước hết là sự thu hút của thuốc là điện tử bởi giá thành rẻ, hương thơm hấp dẫn cùng những lời quảng cáo về một kiểu hút thuốc không gây hại, sành điệu đã đánh trúng tâm lý của tuổi mới lớn. Hiện tượng này cũng xuất phát từ ý thức chủ quan của con người và cả sự tác động của những cám dỗ bên ngoài xã hội.
Những con số biết nói cho thấy tính cấp thiết của tệ nạn này. Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, lượng học sinh đua đòi hút thuốc gia tăng với tốc độ chóng mặt. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% học sinh lớp 8 - 12 hút thuốc lá điện tử. Con số này tăng 40 lần so với năm 2005. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết số lượng học sinh vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, loạn thần, ảo giác do ngộ độc thuốc lá điện tử. Cách đây không lâu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận hai trường hợp học sinh 17 tuổi nhập viện vì dùng thuốc lá điện tử.
Việc nghiện thuốc lá điện tử sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên, chất Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ, gây suy giảm chức năng của vô số cơ quan khác. Thậm chí, một số loại thuốc lá điện tử có thể chứa những thành phần nguy hiểm như chì, chất gây ung thư. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp hút mà còn nguy hại tới những người hút thuốc lá thụ động. Đã có trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái loạn thần, ảo giác do ngộ độc ma túy và các tạp chất có trong thuốc lá điện tử chỉ sau một lần hút. Để có thể ngăn chặn việc hút thuốc lá ở xã hội cần có những biện pháp mạnh mẽ, chúng ta cần xây dựng môi trường không khói thuốc lá, nhất là ở những khu vực công cộng mà giới trẻ hay đến như nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi. Hơn hết, ta cần quản lý chặt chẽ việc bán thuốc lá cho nhóm trẻ vị thành niên, cấm bán thuốc lá ở khu vực quanh trường học. Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử dụng nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá điện tử; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc nơi công cộng.
Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá. Việc hút thuốc lá điện tử không còn quá xa lạ trong cuộc sống của mỗi con người. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc hút thuốc vừa để bảo vệ chính mình, vừa để bảo vệ môi trường sống lành mạnh. Các bạn nghĩ rằng việc đưa điếu thuốc lên hút là oai, là bản lĩnh, tự tin và thể hiện được cá tính mình chăng. Rồi cũng có một bộ phận hút thuốc là vì bạn bè dụ dỗ, rủ rê, khiến không làm chủ được mình. Với những tác hại, hệ luỵ của thuốc lá, mỗi người phải có ý thức tránh xa nó, nói không với thuốc lá. Nó không chỉ hại bạn mà còn hại cả người xung quanh bạn và những người mà bạn yêu mến.
Sức khỏe là của cải quý giá nhất trong cuộc sống, và chúng ta phải dành thời gian cần thiết để giữ gìn nó để không phải hối tiếc!
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói - Mẫu 2
* Dàn ý bài văn nghị luận về tệ nạn xã hội:
a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là vấn đề tệ nạn xã hội).
b, Thân bài:
Thực trạng
Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.
Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.
Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn; do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,…
Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…
Hậu quả
Tốn kém về của cải vật chất (tốn kém tiền để mua ma túy, mại dâm,…), dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.
Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người.
Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).
Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.
Giải pháp
Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.
Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.
c, Kết bài:
Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
* Dàn ý bài nói:
- Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề thuyết trình
- Nội dung chính: Trình bày các vấn đề của bài thuyết trình:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
+ Giải pháp
- Tương tác với người nghe.
- Kết thúc: Khái quát lại vấn đề, đưa ra kết luận. Xin ý kiến đóng góp.
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói - Mẫu 3
1. Mở bài:
Trong xã hội ngày nay, vấn đề đời sống không ngừng xuất hiện và thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những vấn đề đó, một trong những điểm nổi bật cần được đặt ra để thảo luận là tình trạng quá tải thông tin. Ý kiến này không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện đại.
2. Thân bài:
- Trình bày thực chất của ý kiến: Tình trạng quá tải thông tin hiện đang trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng. Con người ngày nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ, liên tục phải đối mặt với một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ truyền hình, radio, internet đến mạng xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải thông tin, làm ảnh hưởng đến tư duy, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.
- Thể hiện thái độ tán thành:
+ Ý 1: Khía cạnh đầu tiên cần tán thành là vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là các vấn đề tâm thần. Việc giảm thiểu lượng thông tin đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mọi người.
+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với lượng thông tin lớn, con người dễ mất tập trung, không thể tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản và giản dị. Việc giảm bớt thông tin không quan trọng có thể tạo ra không gian để trải nghiệm cuộc sống thực sự.
+ Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành là ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Môi trường làm việc ngập tràn thông tin không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo và sự đổi mới. Việc chọn lọc thông tin giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung và năng suất cao hơn.
3. Kết bài:
Tóm lại, ý kiến về tình trạng quá tải thông tin không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là một vấn đề đáng quan tâm cần được xem xét và thảo luận. Việc giảm thiểu thông tin không quan trọng không chỉ hỗ trợ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng hiệu suất làm việc và khả năng sáng tạo. Do đó, việc tán thành ý kiến này không chỉ là hợp lý mà còn là cần thiết để xây dựng một môi trường sống và làm việc tích cực và bền vững.
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Lập dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển thành dàn ý bài nói - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 8 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: