Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại

5

Trả lời Câu 6 trang 70 Ngữ văn 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Nguyên tiêu giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nguyên tiêu

Câu 6 (trang 70 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ Nguyên tiêu có thể hiện sự kết hợp hai tính chất đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Bài thơ “Nguyên tiêu” của tác giả Hồ Chí Minh có sự kết hợp giữa tính cổ điển và hiện đại.

- Vẻ đẹp cổ điển:

+ Ngôn ngữ: Tiếng Hán. Thơ chữ Hán thường cô đọng, súc tích, ít lời nhiều ý.

+ Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ bốn câu) – loại thơ cổ Đường thi này đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu sắc và tinh tế mới đúc kết được tình ý trong câu chữ.. – + Đề tài: Đề tài mùa xuân là đề tài quen thuộc trong thi ca cổ.

+ Hình ảnh: trăng, trời, nước, khói sóng là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, giàu tính ước lệ, tượng trưng.

+ Bút pháp: chấm phá; tả cảnh ngụ tình. Trong cảnh rằm xuân đẹp đẽ, tâm hồn thi sĩ hiện lên khoáng đạt, tràn trề sức xuân.

+ Không gian: Chiều kích không gian khoáng đạt, mang không khí cổ điển…

+ Thời gian: Đêm khuya là thời gian nhiều nhà thơ cổ lấy làm thi hứng sáng tác. Đặc biệt là những đêm trăng thanh gió mát.

- Vẻ đẹp hiện đại:

+ Hình ảnh: Giữa dòng bàn bạc việc quân là hình ảnh của kháng chiến. Một hình ảnh mới mẻ không xuất hiện trong cổ thi.

+ Sự vận động của mạch thơ: Mạch thơ vận động hướng sáng, càng lúc càng sáng: ánh sáng của thiên nhiên lan tỏa rồi bừng lên ánh sáng của tâm hồn, của trí tuệ.

Đánh giá

0

0 đánh giá