Khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”

9

Trả lời Câu 5 trang 69 Ngữ văn 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Tuyên ngôn độc lập giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”. Phân tích một số ví dụ trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để cho thấy quan điểm sáng tác này.

Trả lời:

- Viết cho ai?:

+ Viết cho kẻ thù đang nhòm ngó xâm lược nước ta

+ Viết cho nhân dân toàn thế giới

+ Viết cho nhân dân Việt Nam

- Viết để làm gì?

+ Viết để nói cho mọi người biết bộ mặt thật của thực dân, đế quốc, phát xít.

+ Viết để khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.

- Viết cái gì?

+ Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...)

+ Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.

+ Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.

- Viết như thế nào?

+ Sử dụng thể văn chính luận để viết.

+ Lập luận thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.

+ Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.

+ Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử

+ Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá