Chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức Một số khái niệm

627

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 12 Một số khái niệm sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Một số khái niệm

Mở đầu trang 37 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước. Quá trình hội nhập quốc tế đã diễn ra như thế nào?

Lời giải:

- Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như:

+ Tham gia và có những đóng góp tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ Tham gia các tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc; Tổ chức Thương mại thế giới; Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,…

1. Toàn cầu hoá

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 12: Khai thác thông tin trong mục, hãy giải thích khái niệm toàn cầu hoá.

Lời giải:

- Toàn cầu hoá là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

- Toàn cầu hoá đã tạo ra một cộng đồng toàn cầu, nơi mọi người có thể giao tiếp và hợp tác vượt ra ngoài biên giới quốc gia một cách thuận tiện. Quá trình này làm cho mọi người trên thế giới dễ dàng tiếp cận với nhau hơn, tạo ra một thị trường toàn cầu với những cơ hội mới cho sự phát triển.

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những biểu hiện của toàn cầu hoá. Lấy một số ví dụ để minh hoạ.

Lời giải:

♦ Biểu hiện của Toàn cầu hóa và ví dụ

- Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia:

+ Các tập đoàn xuyên quốc gia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Vai trò đó được thể hiện qua hoạt động thương mại đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học, kĩ thuật.

+ Ví dụ: Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển: Hiện nay trên thế giới có khoảng 77 nghìn tập đoàn xuyên quốc gia, trong đó có khoảng 500 tập đoàn lớn. Ở Việt Nam, có khoảng 100 tập đoàn xuyên quốc gia đang hoạt động.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu:

+ Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và toàn cầu như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, giải quyết các thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng bố,...

+ Ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu; ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu:

+ Toàn cầu hoá đã mở ra thị trường mới, rộng lớn hơn cho hàng hoá và dịch vụ. Từ đó tạo cơ hội tăng cường thương mại giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia chuyên môn hoá sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.

+ Ví dụ: các thị trường trực tuyến đã mở rộng hoạt động trên toàn cầu, cho phép người bán từ nhiều quốc gia tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới

- Tăng cường trao đổi văn hoá toàn cầu:

+ Toàn cầu hoá dẫn đến việc tăng cường trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.

+ Khi các quốc gia ngày càng kết nối nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu, tất yếu dẫn đến sự gia tăng trao đồi ý tưởng, giá trị và thực hành văn hoá, góp phần hình thành các xã hội đa văn hoá, tăng cường lòng khoan dung và chấp nhận sự đa dạng.

+ Ví dụ: Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài. Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010. Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực.

- Gia tăng di cư toàn cầu:

+ Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc di cư của con người là điều tất yếu. Bên cạnh đó, di cư toàn cầu còn xuất phát từ các nguyên nhân: yếu tố địa lí, chính trị, môi trường...

+ Ví dụ: Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong những năm gần đây, đã có sự di cư từ các nước như: En Xan-va-đo; Hôn-đu-rát, Goa-tê-ma-la… đến Mỹ. Các nước châu Á như: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,… có số lượng đáng kể công dân di cư ra nước ngoài.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

♦ Tác động tích cực

- Về kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, đầu tư và dòng vốn giữa các quốc gia, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Nhiều quốc gia có thể tham gia vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu, tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trên thị trường thế giới.

- Về chính trị:

+ Thúc đẩy hợp tác và ổn định chính trị để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

+ Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế làm giảm khả năng xảy ra xung đột vì các quốc gia đều có quyền lợi nhất định trong việc duy trì quan hệ hoà bình.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Tạo điều kiện trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, tăng cường hiểu biết giữa các cộng đồng có nền văn hoá khác nhau.

+ Tác động tích cực đến các vấn đề xã hội như: giáo dục, y tế, cơ hội việc làm,... đặc biệt là giảm đói nghèo trên toàn thế giới.

- Về khoa học - công nghệ: gia tăng nhanh chóng các hoạt động trao đổi khoa học - công nghệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho sự tiến bộ trên các lĩnh vực giáo dục, y học, kĩ thuật và công nghệ.

- Ví dụ (về lĩnh vực văn hóa):

+ Các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, trang phục, món ăn truyền thống… của Hàn Quốc đã lan tỏa và được sử dụng phổ biến tại nhiều nước như: Việt Nam, Trung Quốc,...

+ Ở Việt Nam, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Hàn được tổ chức thường niên tạo nhiều địa phương. Như vậy, có thể thấy, Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một trong những “nhịp cầu” kết nối văn hóa, nghệ thuật giữa các quốc gia, dân tộc.

♦ Tác động tiêu cực

- Về kinh tế:

+ Gia tăng cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia, trong đó các quốc gia phát triển hơn sẽ có lợi thế về công nghệ và nguồn lực, kết quả là nhiều nước đang phát triển không thể cạnh tranh với các nước phát triển, dẫn đến tụt hậu về kinh tế.

+ Sự ràng buộc, chi phối lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia khiến các cuộc khủng hoảng kinh tế dễ dàng lan từ quốc gia này sang quốc gia khác, dẫn đến những nguy cơ mất ổn định.

- Về chính trị:

+ Toàn cầu hoá đã dẫn đến sự phát triển của các tổ chức và thoả thuận quốc tế làm giảm quyền lực của các quốc gia - dân tộc trong điều chỉnh chính sách, nhất là các chính sách kinh tế.

+ Toàn cầu hoá cũng dẫn đến những thách thức toàn cầu mới như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và tội phạm xuyên biên giới.

- Về văn hóa: Toàn cầu hoá đã và đang tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc: tập quán, thực hành văn hoá truyền thống bị thu hẹp)...

- Về môi trường: Toàn cầu hoá đã dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, khiến việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách không bền vững, dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường,...

- Ví dụ (lĩnh vực kinh tế): Cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ (2008) đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, như: Đức, Anh, Pháp… tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hoàng, sụt giá chứng khoabs và mất giá tiền tệ quy mô lớn,…

2. Hội nhập quốc tế

Câu hỏi 1 trang 45 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy giải thích khái niệm hội nhập quốc tế.

Lời giải:

- Hội nhập quốc tế là quá trình một quốc gia chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực, dựa trên sự chia sẻ lợi ích, nguồn lực, chấp nhận và tuân thủ các quy định chung trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế

Câu hỏi 2 trang 45 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hội nhập quốc tế được thể hiện qua các lĩnh vực nào? Nếu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Đây là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết về kinh tế nhằm đạt hiệu quả tăng trưởng cao hơn.

+ Ví dụ: Từ một quốc gia có thu nhập thấp, chỉ trong 10 năm (2006-2016), do tác động tích cực của toàn cầu hóa, Việt Nam đã nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp), có một số mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, ví dụ như: gạo, điều, cà phê,…

- Hội nhập quốc tế về chính trị:

+ Đây là quá trình các nước tham gia vào thể chế chính trị song phương, đa phương nhằm thúc đẩy ổn định khu vực và giải quyết những thách thức chung.

+ Ví dụ: các tổ chức liên kết khu vực, như: Liên minh châu Âu; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,… ngày càng có vị thế và tiếng nói trên trường Quốc tế.

- Hội nhập quốc tế về an ninh - quốc phòng:

+ Đây là sự tham gia của quốc gia vào quá trình đảm bảo hoà bình và an ninh thông qua các thoả thuận song phương hay đa phương về an ninh - quốc phòng. Các tổ chức an ninh khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung, thúc đẩy sự ổn định và hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

+ Ví dụ: (1) Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một diễn đàn quan trọng về hợp tác an ninh ở châu Á; (2) Việt Nam nhiều lần cử quân nhân lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,…

- Hội nhập quốc tế về văn hóa:

+ Là quá mở cửa, trao đổi văn hoá với các gia khác, chia sẻ các giá trị văn hoá thế giới, tiếp thu các giá trị văn hoá ến bộ của thế giới để bổ sung và phát nền văn hoá dân tộc.

+ Ví dụ: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) hoạt động với mục đích: thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa; góp phần xây dựng hòa bình, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hóa,…

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Một số khái niệm

II. Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá