Chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

487

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

1. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 - 2000)

Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

Lời giải:

 Nguyên nhân tình trạng phát triển không ổn định

- Các chính sách tài chính của Chính phủ Nhật Bản không được tiến hành kịp thời và chưa thực sự hiệu quả để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái.

- Lợi nhuận từ xuất khẩu không được sử dụng hiệu quả cho thị trường trong nước. Sức sống của nền kinh tế suy giảm, không đủ vốn đầu tư cho những công ty mới.

- Ttình trạng già hoá dân số gia tăng, trước hết là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản. Sự suy giảm lực lượng lao động dẫn tới giảm lợi nhuận và tác động đến chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư.

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973 - 2000.

Lời giải:

 Về chính trị

- Trong phần lớn thời gian của giai đoạn 1973 - 2000, Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục khẳng định vai trò của đảng cầm quyền (1973 - 1993, 1996 - 1998). Chính phủ do LDP cầm quyền đề ra nhiều chiến lược nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và thu được nhiều thành tựu.

- Trong những năm 1973 - 2000, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có những điểm nổi bật là:

+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.

+ Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới để vừa duy trì hoà bình và an ninh, phát triển đất nước, vừa thể hiện rõ hơn vai trò tích cực, mang tính xây dựng đối với nền hoà bình và thịnh vượng trên thế giới.

 Về xã hội

- Trong những năm 80, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp, tuy nhiên, số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều.

- Phong trào nữ quyền ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

2. Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Lời giải:

- Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu (2008 - 2009) đã đẩy nền kinh tế mới hồi phục của Nhật Bản vào một cơn bão suy thoái mới.

- Để đối phó với khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh, cứu trợ các công ty gặp khó khăn trong sản suất và kinh doanh,... Từ năm 2010, Chính phủ Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng A-bê Sin-dô đã hoàn thành các chính sách cải cách, trong đó nổi bật là chính sách cải cách kinh tế A-bê-nô-míc.

- Việc thực hiện cải cách đã giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước lấy lại đà tăng trưởng và đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị Trung Quốc vượt qua (2010), Nhật Bản vẫn là một trong những nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao trên thế giới.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và các tư liệu 4, 5 trong mục, hãy phân tích những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực).

Khai thác thông tin và các tư liệu 4, 5 trong mục, hãy phân tích những chuyển biến về chính trị

Lời giải:

♦ Chính trị

- Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục.

- Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mối quan hệ quan trọng và hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế. Quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực được Nhật Bản coi trọng, mà cốt lõi là chiến lược ngoại giao kinh tế.

- Uy tín và vị thế quốc tế của Nhật Bản từng bước được nâng cao. Nhật Bản là một trong những quốc gia có số lần được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiều nhất.

 Về xã hội

- Nhật Bản là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ bảy thế tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi), tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm qua các năm.

- Tình trạng dân số già hoá và tỉ lệ sinh thấp là thách thức lớn đối với Nhật Bản. Đây là mối quan tâm hàng đầu trong xã hội Nhật Bản hiện nay.

- Những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đặt ra trong những năm đầu thế kỉ XXI đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản phải có những quyết sách mang tính bước ngoặt để giải quyết.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952)

II. Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

III. Bài học thành công của Nhật Bản

 

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá