TOP 10 Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn

108

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn

Đề bài: Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.

 TOP 10 Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn (ảnh 2)

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn - Mẫu 1

Trong một buổi trò chuyện giữa hai người bạn, Minh và Ly:

Minh: "Hôm nay trời đẹp quá,  ơi! Sao chúng ta không đi picnic cùng nhau nhỉ?"

Ly: "Ý kiến hay đấy! Nhưng tớ đang bận rồi, Minh. Tớ đã hứa đi xem phim với gia đình rồi đó."

Minh: "Ồ, vậy sao? Không sao cả. Thôi thì vào dịp khác. Hôm nay chúc Ly có một buổi vui vẻ với gia đình nhé!"

Ly: Cảm ơn Minh. Chúc cậu cũng có một ngày thật vui vẻ nhé!" Chúng ta hay lên lịch vào cuối tuần sau nhé?

Minh: Thật tuyệt! Tuần sau tớ rảnh cả tuần đấy.

Câu đặc biệt " Thật tuyệt!"

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của nhân vật.

Câu rút gọn "Thôi thì vào dịp khác."

Tác dụng: trình bày ý kiến một cách ngắn gọn, tiết kiệm thời gian và diễn đạt rõ ràng.

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn - Mẫu 2

- Đoạn hội thoại có sử dụng câu đặc biệt và một câu rút gọn:

Tâm: Nam ơi, bạn đang xem gì thế? 

Nam: Xem đá bóng.

Tâm: Thế bạn xem trận đấu của đội nào vậy? 

Nam: Thể Công ѵà Đồng Tháp. 

Tâm: Bạn thấy đội đó đá như thế nào?

Nam: Tuyệt!

- Trong đoạn hội thoại trên:

+ Câu rút gọn: Xem đá bóng; Thể Công và Đồng Tháp.

Tác dụng: Thể hiện lời đáp ngắn gọn của Nam, đi thẳng vào đúng trọng tâm câu trả lời một cách nhanh chóng, đơn giản.

+ Câu đặc biệt: Tuyệt!

Tác dụng: thể hiện cảm xúc của người xem bóng đá.

TOP 10 Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn (ảnh 3)

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn - Mẫu 3

Mẹ: Con ơi, sắp đến Tết rồi, con muốn về quê thăm ông bà không?

Con: Dạ muốn ạ! Con nhớ ông bà và các bạn ở quê nhiều.

Mẹ: Tốt rồi! Hôm qua, mẹ đã gọi điện hỏi thăm ông bà rồi. Ông bà khỏe mạnh và cũng mong được gặp con.

Con: (Vui mừng) Thật ạ! Con sẽ cố gắng học tập tốt để về quê vui Tết cùng ông bà.

Mẹ: (Mỉm cười) Con ngoan lắm!

Câu đặc biệt: "Tốt rồi!”, “Thật ạ!”

Tác dụng: Thể hiện sự đồng ý của mẹ và sự vui mừng của con.

Câu rút gọn: "Dạ muốn ạ!”

Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn, súc tích, nhấn mạnh sự mong chờ của con về quê.

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Viết một đoạn hội thoại, có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá