Soạn bài Kẻ sát nhân lộ diện | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

1.1 K

Tài liệu soạn bài Kẻ sát nhân lộ diện Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Kẻ sát nhân lộ diện

* Nội dung chính: Văn bản “Kẻ sát nhân lộ diện” trích từ chương cuối của tác phẩm “Đêm chủ nhật dài” kể về sự việc kẻ sát nhân trong vụ án giết người đã bị “lật mặt nạ”. 

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt các sự việc được kể trong văn bản và xác định người kể chuyện, nhân vật chính.

Trả lời:

- Tóm tắt các sự việc:

+ Mọi người đang bàn luận về vụ chiếc phong bì, đợi 1 cuộc điện thoại.

+ Oa-rân bị cảnh sát trưởng một mực khẳng định là hung thủ, và kể lại tỉ mỉ cho cảnh sát trưởng nghe về màn kịch gia đình cuối cùng.

+ Cuộc điện thoại gọi đến, nhưng chỉ được 2 câu, cảnh sát trưởng đã dập máy rồi bỏ đi, khoảng 20 phút.

+ Sau đó Sca-lân được Ba-rơ gọi điện, kể cho ông ta về chỗ Oa-rân đang ẩn náu, về cái phong bì, về Đen-mân. Nhưng thực chất đó chỉ là trò bịp của Ba-rơ và Oa-rân

- Người kể chuyện: Oa-rân

- Nhân vật chính: Oa-rân

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Các thông tin về thời gian như: “Đã 7 giờ 35.”, “7 giờ 39 phút.”, “7 giờ 44 phút.” ở đoạn 1 có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và tâm lí của các nhân vật trong văn bản?

Trả lời:

Các thông tin về thời gian như: “Đã 7 giờ 35.”, “7 giờ 39 phút.”, “7 giờ 44 phút.” ở đoạn 1 có tác dụng:

- Tạo thành một chuỗi trình tự thời gian của vụ án, từ đó dễ dàng loại trừ các nghi phạm có bằng chứng ngoại phạm.

- Các mốc thời gian quan trọng, từ đó tập trung điều tra vào những chi tiết cụ thể trong khoảng thời gian đó.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách miêu tả không gian, thời gian trong văn bản.

Trả lời:

- Không gian: Văn phòng cảnh sát - Quán ăn

- Thời gian: sáng chủ nhật

→ Có sự thay đổi về không gian nhưng thời gian chỉ trong một buổi sáng chủ nhật.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật Gioóc Cle-mon được miêu tả qua cái nhìn của ai? Điều đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nhân vật Gioóc Cle-mon được miêu tả qua cái nhìn của Oa-rân.

- Tác dụng: thể hiện sự khách quan vì Oa-rân không bị chi phối, ràng buộc mối quan hệ nào với Gioóc Cle-mon.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật, sự kiện, chi tiết trong văn bản trên đã thể hiện đặc điểm của nhân vật, sự kiện, chi tiết trong truyện trinh thám như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật, sự kiện, chi tiết trong văn bản trên đã thể hiện đặc điểm của nhân vật, sự kiện, chi tiết trong truyện trinh thám:

- Nhân vật thông minh, nhạy bén, có khả năng suy luận logic, phán đoán chính xác. 

- Sự kiện có sự xâu chuỗi, hồi hộp, gợi sự tò mò.

- Chi tiết tỉ mỉ, nhỏ lẻ, nhưng là mấu chốt quan trọng.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản (lưu ý sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm; đối thoại với độc thoại).

Trả lời:

Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản:

- Tự sự: Giới thiệu nhân vật, sự kiện, diễn biến câu chuyện.

- Miêu tả: Khắc họa chân dung nhân vật, bối cảnh, bầu không khí.

- Biểu cảm: Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đối thoại: Thể hiện tính cách, suy nghĩ của nhân vật, tạo sự sinh động cho câu chuyện.

- Độc thoại: Thể hiện nội tâm, suy tư của nhân vật.

Câu 7 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong các nhân vật Ba-brơ, Scan-lân, Giôn Oa-rân, nhân vật nào để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật ấn tượng nhất: Ba-brơ

- Vì cô là người thông minh, nhanh nhạy, bằng khả năng ăn nói, cô đã thành công dắt mũi cảnh sát, giúp đỡ Oa-rân.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá