Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 46 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

1 K

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 46 Tập 2

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.

Khiết: - (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay. Cái áo rộng quá… Chị đưa tôi cái khăn quàng... và cá mũ trùm đầu... Thôi, thế là được rồi... Chị trông có giống không?

: - Giống đấy...

(Vũ Đình Long, Gia tài)

Trả lời:

- Câu rút gọn trong đoạn trích: Giống đấy...

- Câu khôi phục lại thành phần: Chị trông có giống đấy.

- Tác dụng:

+ Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, súc tích.

+ Thể hiện nhịp điệu vội vàng, gấp gáp.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2) Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp:

a. Ôi, Chúa ơi! Tôi thật là một lão ngốc mù quáng!

(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)

b. Có tiếng gì trong cái hòm này... như tiếng thở ấy... Eo ơi!

(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)

c. Tôi sẽ là người thừa kế, lôi sẽ được lấy người tôi yêu! A! Anh Khiết ơi!

(Vũ Đình Long, Gia tài)

Trả lời:

a.

- Câu đặc biệt: Ôi, Chúa ơi!

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự ngạc nhiên, kinh ngạc, tự trách bản thân.

+ Tăng tính cảm xúc và làm nổi bật tâm trạng của người nói.

b.

- Câu Đặc Biệt: Eo ơi!

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự sợ hãi hoặc bất ngờ.

+ Khơi gợi sự tò mò của người nghe về sự kiện hoặc đối tượng trong hòm.

c.

- Câu Đặc Biệt: A!

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự phấn khích và hứng thú.

+ Làm nổi bật niềm vui và sự kì vọng của nhân vật.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong các trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai loại câu này.

a. “... Cháu gái tôi, con bé Me-ry, nó đã bỏ tôi mà đi”.

“Bỏ rơi ông?“.

(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)

b. :- (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi!

Khiết: - Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…

: - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi!

Khiết: - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt).

(Vũ Đình Long, Gia tài)

Trả lời:

a.

- Câu rút gọn: Bỏ rơi ông?

- Dấu hiệ:

+ Câu bị khuyết thành phần chủ ngữ.

+ Câu có thể khôi phục lại thành phần rút gọn: Me-ry bỏ rơi ông?

b.

- Câu đặc biệt: Chao ôi!, Trời ơi!

- Dấu hiệu: câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong các câu sau. Các thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?

a. Á, à, tôi biết rồi.

(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)

b. Hình như cô đã chờ sẵn đâu đó ở phòng bên.

(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)

Trả lời:

a.

- Thán từ: Á, à

- Tác dụng:  thể hiện sự hiểu ra sau khi nghe một thông tin nào đó.

- Thành phần này có thể tách ra làm 1 câu đặc biệt, bởi thành phần sau đã biểu thị đủ ý của câu muốn nói.

b.

- Tình thái từ: Hình như

- Tác dụng: thể hiện sự không chắc chắn.

- Không thể tách ra tạo thành câu đặc biệt vì tình thái từ thể hiện sự nghi ngờ, không chắc chắn, không thể đứng độc lập.

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

Cô giáo: Hôm qua, chúng ta học đến phần nào rồi nhỉ?

Nam: Tri thức Ngữ văn.

a. Theo em, câu trả lời của Nam trong tình huống trên có phù hợp không? Vì sao?

b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể có những câu trả lời nào khác câu trả lời của Nam?

Trả lời:

a.

- Theo em câu trả lời của Nam trong tình huống trên không phù hợp.

-  Vì: Nam trả lời không lịch sự với cô giáo. Cô giáo là vai trên, người lớn tuổi hơn Nam

b.

Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể trả lời:

- Thưa cô, hôm qua chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.

- Dạ, chúng ta đã học đến phần Tri thức Ngữ văn rồi ạ.

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Đoạn hội thoại có sử dụng câu đặc biệt và một câu rút gọn:

Tâm: Nam ơi, bạn đang xem gì thế? 

Nam: Xem đá bóng.

Tâm: Thế bạn xem trận đấu của đội nào vậy? 

Nam: Thể Công ѵà Đồng Tháp. 

Tâm: Bạn thấy đội đó đá như thế nào?

Nam: Tuyệt!

- Trong đoạn hội thoại trên:

+ Câu rút gọn: Xem đá bóng; Thể Công và Đồng Tháp.

Tác dụng: Thể hiện lời đáp ngắn gọn của Nam, đi thẳng vào đúng trọng tâm câu trả lời một cách nhanh chóng, đơn giản.

+ Câu đặc biệt: Tuyệt!

Tác dụng: thể hiện cảm xúc của người xem bóng đá.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Cách suy luận

Thực hành tiếng Việt trang 46

Kẻ sát nhân lộ diện

Viết một truyện kể sáng tạo

Kể một câu chuyện tưởng tượng

Ôn tập trang 62

Đánh giá

0

0 đánh giá