Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 54 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

1.1 K

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 54 Tập 2

* Sự phát triển của từ vựng

Câu 1 (trang 54 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được theo nghĩa mới đó.

Trả lời:

Nghĩa mới của các từ và đặt câu:

- Ngân hàng:

+ Giải nghĩa: Là kho lưu trữ nói chung

+ Đặt câu: Em hãy vào ngân hàng đề thi để tìm đề nhé!

- Cổng:

+ Giải nghĩa: Là thiết bị dùng để hướng dẫn và làm cho đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lí trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem, v.v.), hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

+ Đặt câu: Cậu cho tớ mượn cổng chuyển đổi máy tính nhé!

- Gạo cội:

+ Giải nghĩa: rất giỏi, rất có tài nghệ, đã có thâm niên trong nghề.

+ Đặt câu: Đó là những thành viên gạo cội trong làng giải trí

- Lăn tăn:

+ Giải nghĩa: trạng thái băn khoăn, chưa dứt khoát.

+ Đặt câu: Em còn lăn tăn gì về chương trình đào tạo không?

Câu 2 (trang 54 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách sau (mỗi cách tìm 2 từ ngữ):

a. Tạo từ ngữ mới trên cơ sở những từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt.

b. Tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài.

Trả lời:

a.  Từ ngữ nghĩa mới được tạo từ ngữ mới trên cơ sở những từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt: chuyên gia xê dịch, cư dân mạng, cơn sốt đất,...

b. Từ ngữ nghĩa mới được tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài: Smartphone,  Livestream, mít-tinh,...

Câu 3 (trang 54 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Đọc các đoạn thơ sau trong bài Mưa xuân và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

a. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

b. Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Yêu cầu:

(1) Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm.

(2) Đặt câu với mỗi từ ngữ in đậm.

Trả lời:

(1): Giải nghĩa:

- Phơi phới: biểu đạt sức sống của mùa xuân; kín đáo diễn tả tâm trạng phấn chấn, vui tươi trong lòng người thiếu nữ.

- Giăng tơ: tượng trưng cho sự chớm nở, len lỏi của một tình cảm mới.

(2) Đặt câu:

- Trong lòng Mai phơi phới một niềm vui.

- Ký ức về mối tình đầu như giăng tơ, len lỏi trong tâm trí em, không thể nào phai mờ.

* Biện pháp tu từ

Câu 4 (trang 54 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng:

a.

Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

b.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

c.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

Trả lời:

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như cây lụa trắng”.

- Tác dụng:

+ biểu thị tâm hồn trong trắng, ngây thơ của cô gái

+ đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

- Tác dụng:

+ thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương.

+ đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

 c.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

- Tác dụng:

+ dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc, cũng là tâm trạng e dè, ngại ngần của cô gái

+ đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá