TOP 10 Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch)

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch)

TOP 10 Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) (ảnh 1)

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 1

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm để thu hút mọi thế hệ? Phải chăng đó chính là văn học. Văn học luôn sống một cuộc đời cao đẹp, tồn tại và gắn liền với con người, đồng thời kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đẹp đẽ đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ....qua tác phẩm.... luôn vẫn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 2

Xây dựng tác phẩm nghệ thuật đã khó, xây dựng được một tác phẩm lay động được tâm hồn độc giả lại càng khó hơn. Bởi đó là quá trình công phu của người nghệ sĩ, thế nhưng tác phẩm “…” của nhà văn”…” đã làm xao xuyến bao tâm hồn bạn đọc qua nhiều thế hệ với những giá trị hết sức ý nghĩa

TOP 10 Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) (ảnh 2)

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 3

Thời gian trôi đi, bốn mùa luân chuyển, con người chỉ có thể xuất hiện một lần trong đời rồi ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những thơ, văn, hay tác phẩm nghệ thuật đích thực vẫn còn sống mãi với thời gian. Tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ… là một tác phẩm như vậy. 

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 4

Pushkin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ…….. đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật……..

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 5

“Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”. (Văn chương lâm nguy, Todorov). Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ ……..đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 6

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ……để tác phẩm ……., đặc biệt là đoạn trích ………còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.

Cách mở bài cho văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, văn học (truyện, thơ, kịch) - Mẫu 7

Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…..…, nhà văn/nhà thơ đã để nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động qua nhân vật…….

Đánh giá

0

0 đánh giá