Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Nước Văn Lang. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang
Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
Câu 1: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm
A. 15 bộ.
B. 15 châu/ quận.
C. 13 đạo thừa tuyên.
D. 15 chiềng, chạ.
Đáp án: A
Lời giải: Sau khi lên ngôi, Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ (SGK Lịch sử 6 – trang 58).
Câu 2: Nhà nước Văn Lang
A. chia thành cấm quân và quân địa phương.
B. có vũ khí tiên tiến, hiện đại (nỏ Liên Châu).
C. xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
D. chưa có luật pháp và quân đội.
Đáp án: D
Lời giải: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội (SGK Lịch sử 6 – trang 58).
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu chống ngoại xâm.
D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải: Sự tan rã của công xã nguyên thủy (kinh tế phát triển, xã hội phân hóa giàu – nghèo) cùng với nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nước Văn Lang (SGK Lịch sử 6 – trang 57).
Câu 4: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?
A. Gói bánh chưng.
B. Nhuộm răng đen.
C. Xăm mình.
D. Thờ thần Siva.
Đáp án : D
Lời giải:
- Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,…(SGK Lịch sử 6 – trang 60).
- Siva là một trong những vị thần quan trọng của đạo Hin-đu. Người Việt cổ thời Văn Lang không tiếp thu Hin-đu giáo của Ấn Độ => không có tục thờ thần Siva.
Câu 5: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là
A. thuyền.
B. ngựa.
C. trâu.
D. voi.
Đáp án: A
Lời giải: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang trên sông là thuyền (SGK Lịch sử 6 – trang 59).
Câu 6: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước cổ đại nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Đáp án: A
Lời giải: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nước Văn Lang, địa bàn chủ yếu ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Câu 7: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là
A. Quan lang.
B. Lạc tướng.
C. Lạc hầu.
D. Bồ chính.
Đáp án: B
Lời giải: Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ (đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng), hình 12.2. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang (SGK Lịch sử 6 – trang 58).
Câu 8: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục thường ngày của nam giới thời Văn Lang?
A. Đóng khố ngắn, để mình trần, đi chân đất.
B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.
C. Đóng khố dài, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
D. Để mình trần, quần ống bó, đi guốc mộc.
Đáp án: A
Lời giải: Về trang phục, ngày thường nam giới thời Văn Lang thường: đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất (SGK Lịch sử 6 – trang 59).
Câu 9: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm
A. bánh mì, rau quả, thịt, cá.
B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.
Đáp án: B
Lời giải: Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, cà, thịt, cá, ốc,…(SGK Lịch sử 6 – trang 58).
Câu 10: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?
A. Săn bắt thú rừng.
B. Trồng lúa nước.
C. Đúc đồng.
D. Làm đồ gốm.
Đáp án: B
Lời giải: Nghề chính của cư dân văn Lang là trồng lúa nước (SGK Lịch sử 6 – trang 58).
Câu 11: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Đáp án: A
Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay) (SGK Lịch sử 6 – trang 57).
Câu 12: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là
A. vua Hùng.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
Đáp án: A
Lời giải: Đứng đầu nhà nước Văn Lang làvua Hùng (SGK lịch sử 6 – trang 58).
Câu 13: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Tục làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ, tết.
D. Tục xăm mình, nhuộm răng đen của người Việt cổ.
Đáp án: A
Lời giải: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh hằng năm nói đến hoạt động trị thủy, chống lũ lụt của người Việt cổ để phát triển nông nghiệp.
Câu 14: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đáp án: B
Lời giải: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
D. Có chữ viết riêng trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Đáp án: D
Lời giải:
Một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
- Nghề sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước.
- Ở nhà sàn, tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
- Tín ngưỡng: Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, Mặt Trời…), người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
Phần 2: Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
1. Sự ra đời nước Văn Lang
- Cơ sở ra đời:
+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.
+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.
+ Nhu cầu chống ngoại xâm.
- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.
- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).
2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).
+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.
- Chưa có luật pháp và quân đội.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…
- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...
- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.
- Trang phục:
+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.
b. Đời sống tinh thần
- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...
+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.
- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...
Bài giảng Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang - Cánh diều
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
Trắc nghiệm Bài 12: Nước Văn Lang
Trắc nghiệm Bài 13: Nước Âu Lạc