Giải SGK Lịch sử 6 Bài 12 (Cánh diều): Nước Văn Lang

Tải xuống 6 2.9 K 3

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6  Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 57 Lịch Sử lớp 6: 1. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

2. Đọc thông tin, em hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

1. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

2. Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang là ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Câu hỏi 2 trang 58 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào sơ đồ hình 12.2, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang.

Dựa vào sơ đồ hình 12.2, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang

Lời giải:

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

Câu hỏi 3 trang 61 Lịch Sử lớp 6: 1. Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết gì

2. Dựa vào các hình 12.6, 12.7 và đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết gì

Lời giải:

1. - Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua các hình 12.3 đến 12.4:

+ Đồ ăn chính của hằng ngày của cư dân Văn Lang là: gạo nếp, gạo tẻ,… (Hình 12.3 – đôi nam nữ giã gạo).

+  Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên xuống để tránh thú dữ (hình 12.4 – hình nhà sàn).

+ Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang trên sông là thuyền (hình 12.5 – hình thuyền).

2. - Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử lớp 6: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét.

Lời giải:

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét

Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

Luyện tập 2 trang 61 Lịch Sử lớp 6: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.

Lời giải:

Tục ăn trầu của người Việt

Ăn trầu là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam có từ thời Hùng Vương. Miếng trầu gắn liền với câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó, vượt non vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. 

Trầu cau trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam; nó đi vào muôn mặt của đời sống xã hội, là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Như người xưa đã nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để mời khách đến chơi nhà. Mâm cỗ cúng gia tiên cũng không thể thiếu được miếng trầu. Tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu, còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng. Để đưa mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau.

Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay. Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi mồi…

Ngày nay, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, trong nhịp sống hối hả, tục ăn trầu dần bị mai một. Thói quen ăn trầu chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở các vùng nông thôn. Mặc dù vậy, trầu cau vẫn giữ vai trò là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp… Đồng thời, những nét đẹp của văn hóa Trầu cau ở Việt Nam vẫn mãi lắng đọng sâu đậm trong văn học dân gian, ca dao, dân ca… và ghi dấu trong thơ, nhạc, phim ảnh hiện đại… Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này cần được bảo tồn và phát huy nhằm bồi dưỡng phong cách, tâm hồn, tình cảm người Việt Nam.

Vận dụng trang 61 Lịch Sử lớp 6: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ?

Lời giải:

- Những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang được người Việt lưu giữ là:

+ Thờ cúng tổ tiên.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết.

+ Tục ăn trầu.

+ Nhiều lễ hội, trò chơi dân gian (ví dụ: lễ mừng lúa mới; lễ hội xuống đồng; trò chơi đua thuyền, đấu vật…)…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

1. Sự ra đời nước Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Cơ sở ra đời:

+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.

+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu chống ngoại xâm.

- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.

- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

2.  Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

Chưa có luật pháp và quân đội.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

- Trang phục: 

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.

b. Đời sống tinh thần

- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

- Phong tục:  gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang | Cánh diều

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang - Cánh diều

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống