15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 14 (Cánh diều) có đáp án 2024: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Câu 1.  Năm 179 TCN, Việt Nam bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm chiếm?

A. Nhà Triệu.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Đường.

Đáp án: A

Lời giải: Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược nước Âu Lạc.

Câu 2. Nhà Hán chia Việt Nam làm 3 quận là

A. Nam Việt, Giao Chỉ, Giao Châu.

B. Tượng Lâm, Nhật Nam, Giao Chỉ.

C. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

D. Cửu Chân, Châu Giao, Tượng Lâm.

Đáp án: C

Lời giải: Nhà Hán chia Việt Nam làm 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), gộp với các quận ở nam Trung Quốc thành châu Giao.

Câu 3. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện việc tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới tận cấp

A. châu.

B. quận.

C. huyện.

D. làng, xã.

Đáp án: C

Lời giải: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán thực hiện chính sách tăng cường kiểm soát cử quan cai trị tới cấp huyện.

Câu 4: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc diễn ra trong khoảng thời gian nào dưới đây?

A. 179 TCN – 938.

B. 208 TCN – 905.

C. 111 TCN – 938.

D. 280 TCN – 905.

Đáp án: A

Lời giải:

- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Sau khi xâm lược Âu Lạc, nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ ngày nay); sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Việt Nam rơi vào ách thống trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.

- Tới năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng của nhân dân Việt Nam, thời kí Bắc thuộc chấm dứt, Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 5. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Khai hóa văn minh cho người Việt.

B. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.

C. Bảo tồn và phát triển văn hóa của người Việt.

D. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ Trung Quốc.

Đáp án: B

Lời giải:

- Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, đồng thời mở các trường lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán và tìm cách truyền bá văn hoá, phong tục phương Bắc đối với người Việt.

=> Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 6.  Địa danh nào dưới đây là trị sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trong các thế kỉ đầu thời Bắc thuộc?

A. Thành Cổ Loa.

B. Thành Luy Lâu.

C. Thành Vạn An.

D. Thành Phú Xuân.

Đáp án: B

Lời giải: Thành cổ Luy Lâu là trị sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trong các thế kỉ đầu thời Bắc thuộc. Không chỉ là trung tâm chính trị, Luy Lâu còn là nơi thể hiện sự giao thoa kinh tế, văn hoá tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.

Câu 7. Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là

A. Thứ sử.

B. Thái thú.

C. Huyện lệnh.

D. Tiết độ sứ.

Đáp án: B

Lời giải: Đứng đầu quận là viên Thái thú người Hán (quan sát hình 14.2 – Sơ đồ tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao – SGK trang 68)

Câu 8. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?

A. Nghề rèn sắt.

B. Nghề đúc đồng.

C. Nghề làm giấy.

D. Nghề làm gốm.

Đáp án: C

Lời giải: Nghề thủ công mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc là nghề làm giấy. Ngoài ra còn một số nghề thủ công mới khác như làm đường, làm mật mía, làm thuỷ tinh,…

Câu 9. Nhà Đường chia Việt Nam thành nhiều châu, trực thuộc

A. An Bắc đô hộ phủ.

B. An Nam đô hộ phủ.

C. An Tây đô hộ phủ.

D. An Đông đô hộ phủ.

Đáp án: B

Lời giải: Đến thời Đường, Việt Nam chia làm nhiều châu, trực thuộc An Nam đô hộ phủ, đứng đầu Phủ đô hộ là viên Tiết độ sứ người Hán.

Câu 10. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?

A. Chia Âu Lạc thành nhiều quận, trực thuộc An Nam đô hộ phủ.

B. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

C. Cử quan lại người Hán cai trị đến tận cấp làng, xã.

D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.

Đáp án: B

Lời giải:

- Sau khi xâm lược Âu Lạc (179 TCN), nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ ngày nay); sáp nhập vào quốc gia Nam Việt => Chọn đáp án B

- Nhà Hán chia Việt Nam làm 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia Việt Nam làm nhiều châu, trực thuộc An Nam đô hộ phủ.

Câu 11. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X đều nhằm thực hiện âm mưu

A. sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ của chúng.

B. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.

D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Đáp án: A

Lời giải: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ của chúng.

Câu hỏi vận dụng

Câu 12. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Nắm độc quyền về sắt và muối.

B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.

C. Cho phép người Việt sản xuất muối và sắt.

D. Bắt người Việt cống nạp các sản vật quý.

Đáp án: C

Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.

Câu 13. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

B. Nhà nước Văn Lang ra đời và bước đầu phát triển.

C. Văn Lang trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

D. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh.

Đáp án: A

Lời giải: Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X, Việt Nam liên tiếp chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc (Triệu, Hán, Đường,…)

Câu 14. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.

C. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.

D. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp.

Đáp án: D

Lời giải:

Những chuyển biến kinh tế Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm:

- Nông nghiệp: 

+ Trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chính.

+ Áp dụng kĩ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành,…

 - Thủ công nghiệp: bên cạnh các nghề truyền thống như làm gốm, dệt vải còn xuất hiện một số nghề mới như làm giấy, làm đường, làm thủy tinh, làm mật mía,…
 - Thương nghiệp: Hoạt động trao đổi buôn bán được mở rộng hơn trước.

- Thời kì này chưa có sự xuất hiện của máy móc trong sản xuất nông nghiệp  => Đáp án D sai.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.

B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam.

D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân Việt Nam.

Đáp án: C

Lời giải:

Chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc:

- Chính trị:

+ Thực hiện chính sách chia để trị

+ Cử quan lại người Hán trực tiếp cai quản ở các quận, huyện

- Kinh tế:

+ Cướp đoạt ruộng đất người Việt

+ Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý, độc quyền muối và sắt

+ Bắt nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý

- Văn hóa: Cưỡng bức người Việt phải theo văn hóa Hán, đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt

=> Nhận xét:

+ Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc rất hà khắc, tàn bạo và thâm độc

+ Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa

+ Mục đích: sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc; đồng hóa nhân dân ta

Phần 2: Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

a. Chính sách cai trị về chính trị

- Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14 : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc | Cánh diều

- Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.

- Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.

- Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14 : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc | Cánh diều

- Nắm độc quyền về sắt và muối.

c. Chính sách cai trị về văn hóa

- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.

- Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14 : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc | Cánh diều

- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.

2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc

a. Những chuyển biến về kinh tế

- Trong nông nghiệp:

+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.

+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...

- Trong thủ công nghiệp:

+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...

b. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa

- Về xã hội:

+ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.

+ Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ. 

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14 : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc | Cánh diều

- Về văn hóa:

+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.

+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc - Cánh diều

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Nước Âu Lạc

Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Trắc nghiệm Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Trắc nghiệm Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Trắc nghiệm Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Đánh giá

0

0 đánh giá