Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ

77

Với giải Câu hỏi 2 trang 85 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

Câu hỏi 2 trang 85 Vật Lí 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Tại một điểm trong không gian truyền sóng điện từ, vectơ E và vectơ B luôn đồng pha nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

B sai vì sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Lý thuyết Mô hình sóng điện từ

1. Sự tạo thành sóng điện từ

Nếu tại điểm O có một điện trường biến thiên E1, thì theo kết luận của Maxwell, tại vùng lân cận sẽ xuất hiện một từ trường biến thiên B1. Tiếp theo, vì có từ trường biến thiên, nên lại xuất hiện một điện trường E2 biến thiên ở vùng lân cận khác, rồi tương tự, lại xuất hiện B2, ... Cứ như thế điện trường và từ trường lan truyền trong không gian như hình minh hoạ. Quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian được gọi là sóng điện từ.

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

2. Sự lan truyền sóng điện từ

Tại mỗi điểm trong không gian sóng điện từ truyền qua:

- Vectơ cường độ điện trường E luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ B, cả hai vectơ này luôn vuông góc với phương truyền sóng. Do đó, sóng điện từ là sóng ngang.

- Cả E và B đều biến thiên điều hoà theo không gian và thời gian và luôn đồng pha.

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

- Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng λ là: λ=cf=cT

trong đó c là tốc độ ánh sáng trong chân không, T là chu kì của dao động điện từ, f là tần số của sóng điện từ.

- Trong quá trình lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng.

- Sóng có tần số càng cao thì khả năng truyền càng xa.

- Sóng điện từ tuân theo quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa và nhiễu xạ giống như sóng cơ.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá