So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa điện trường gây ra bởi điện tích đứng yên và điện trường xoáy

97

Với giải Hoạt động trang 82 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

Hoạt động trang 82 Vật Lí 12: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa điện trường gây ra bởi điện tích đứng yên và điện trường xoáy.

Lời giải:

Điện trường của điện tích đứng yên là các đường cong không kín, còn điện trường xoáy là đường cong kín.

Lý thuyết Liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên

1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy

Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

2. Điện trường biến thiên và từ trường

Thí nghiệm với dòng điện xoay chiều qua tụ điện cho thấy điện trường biến thiên theo thời gian và làm xuất hiện từ trường. Khi một tụ điện đang tích điện hoặc phóng điện, do sự thay đổi điện tích trên các bản tụ điện nên giữa hai bản tụ điện có một điện trường biến thiên tương đương với một dòng điện được gọi là dòng điện dịch. Chính dòng điện này gây ra từ trường. Các đường sức của từ trường này bao quanh các đường sức của điện trường và luôn khép kín.

3. Điện từ trường

Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường biến thiên theo thời gian; ngược lại, điện trường biến thiên theo thời gian cũng sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh.

Như vậy, hai trường biến thiên này cùng tồn tại trong không gian, có thể chuyển hoá lẫn nhau trong một trường thống nhất, gọi là điện từ trường.

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ

Sự biến thiên của từ trường và điện trường bao gồm sự thay đổi về chiều và về độ lớn. Tuy nhiên, tại mỗi điểm trong không gian, vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với vectơ cường độ điện trường E.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá